Thêm trạng ngữ cho câu - trang 42 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2
Câu 1 (trang 42 VBT): Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ?
Giải đáp:
Câu có cụm từ "mùa xuân" làm trạng ngữ là câu: (b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
Câu 2 (trang 42 VBT): Bài tập 2, trang 40 SGK
Giải đáp:
Trạng ngữ của câu là:
a, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi; dưới ánh nắng.
b, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây.
Câu 3 (trang 43 VBT): Đặt mỗi câu có một trong các trạng ngữ sau: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ phương tiện và trạng ngữ chỉ cách thức diễn ra sự việc.
Giải đáp:
Đặt câu với
- Trạng ngữ chỉ thời gian: Mùa hè, khi hoa phượng nở đỏ rực những khu phố, tôi lại chuẩn bị một chuyến hành trình mới.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trước con ngõ nhỏ, một cây gạo không biết có tự bao giờ, nở rực đỏ.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì trời mưa rất lớn, con đường này đã bị cấm lưu thông.
- Trạng ngữ chỉ mục đích: Chúng tôi nỗ lực hết mình, làm việc ngày đêm để hoàn thành dự án này kịp thời.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện: Tôi đến trường bằng xe buýt.
- Trạng ngữ chỉ cách thức diễn ra sự việc: Chúng tôi đã xem xét sự việc này và đưa ra kết luận một cách cẩn trọng và công khai.
Câu 4 (trang 43 VBT): Tìm trạng ngữ trong câu sau đây. Cho biết có thể thay đổi vị trí của trạng ngữ đó như thế nào để câu vẫn đúng ngữ pháp?
Giải đáp:
Có thể thay đổi vị trí trạng ngữ của câu như sau mà câu vẫn đúng ngữ pháp:
"Ông Tú bỏ mất tính thích giao du ngày trước, để hết tâm trí mỏi mệt vào tập sách nho và bộ ấm chén chè tàu kể từ hồi tiền của trong nhà sút kém và bà Tú phải ngược xuôi vất vả. "
Bài trước: Sự giàu đẹp của tiếng việt - trang 39 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2 Bài tiếp: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh - trang 44 VBT