Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Ngữ văn 7 > Ôn tập về phần tập làm văn - trang 136 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2

Ôn tập về phần tập làm văn - trang 136 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2

I/ VỀ VĂN BIỂU CẢM

Câu 1 (trang 136 VBT): Bài tập 1, trang 139 SGK

Giải đáp:

Các bài văn xuôi là văn biểu cảm đã học ở sách Ngữ Văn 7 tập 1 là: Cổng trường mở ra; Một thứ quà của lúa non: Cốm; Sài Gòn tôi yêu; Mùa xuân của tôi.

Câu 2 (trang 136 VBT): Bài tập 2, trang 139 SGK

Giải đáp:

Trong các bài văn đó, bài văn mà mà em thích nhất đó là bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Những đặc điểm của văn biểu cảm là:

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (người viết sẽ bày tỏ thái độ, cảm xúc về một đối tượng nào đó).

- Kết hợp cả biểu cảm với tự sự và miêu tả.

Câu 3 (trang 137 VBT): Bài tập 3, trang 139 SGK

Giải đáp:

Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm đó là: gợi lên đối tượng biểu cảm một cách đầy đủ, rõ nét hơn; gián tiếp bộc lộ cảm xúc, thái độ của người viết đối với đối tượng biểu cảm.

Câu 4 (trang 137 VBT): Bài tập 4, trang 139 SGK

Giải đáp:

Vai trò của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm: Kể những câu chuyện, sự việc có liên quan đến đối tượng biểu cảm nhằm thể hiện cái nhìn nhiều chiều, thể hiện nhiều mặt, nhiều tính chất của đối tượng; gián tiếp bộc lộc tình cảm, đánh giá của người viết đối với đối tượng biểu cảm.

Câu 5 (trang 137 VBT): Bài tập 5, trang 139 SGK

Giải đáp:

Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng, em phải nêu được ở người đó những đặc điểm phẩm chất gì tốt đẹp, những điều ấn tượng, đặc biệt khiến sự vật, hiện tượng, con người đó trở nên khác biệt.

Câu 6 (trang 138 VBT): Bài tập 7, trang 139 SGK

Giải đáp:

Ta có bảng tổng kết sau:

Nội dung văn bản biểu cảm Biểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật kỉ niệm…
Mục đích biểu cảm Khêu gợi sự đồng cảm của người đọc, làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết
Phương tiện biểu cảm Ngôn ngữ và hình ảnh giàu tính biểu cảm để biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần, điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ..

Câu 7 (trang 138 VBT): Bài tập 8, trang 139 SGK

Giải đáp:

Mở bàiGiới thiệu đối tượng biểu cảm, nêu cảm xúc chung nhất về đối tượng.
Thân bàiNêu những cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá, … của mình về đối tượng biểu cảm (trong sự kết hợp với tự sự và miêu tả)

- Yêu mến

- Tôn trọng

- Mong nhớ

- Biết ơn…

Kết bàiKhẳng định lại tình cảm của mình đối với đối tượng biểu cảm
II/ VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1 (trang 139 VBT): Bài tập 3, trang 140 SGK

Giải đáp:

Trong văn nghị luận cần phải có những yếu tố cơ bản sau:

a, Mỗi bài văn nghị luận đều phải có: luận điểm, luận cứ và lập luận (trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ).

b, Trong đó, luận điểm được coi là yếu tố chủ yếu.

Câu 2 (trang 139 VBT): Bài tập 4, trang 140 SGK

Giải đáp:

a, Luận điểm là: ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán, Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.

b, Trong bốn câu trên, các câu (a) “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”; (d) “Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh” được coi là luận điểm.

Vì: Những luận điểm trên là những câu khẳng định, nêu ra được một tư tưởng đầy đủ, sáng tỏ, thể hiện quan điểm của người nói. Còn (b) “Đẹp thay Tổ quốc Việt Nam! ” chỉ đơn thuần là một câu cảm thán và (c) “Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất” không phải là một câu diễn đạt một ý nghĩa đầy đủ.

Câu 3 (trang 140 VBT): Bài tập 6, trang 140 SGK

Giải đáp:

a. Sự giống và khác nhau của hai đề văn đã cho là:

- Giống nhau: đều giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ và kinh nghiệm, bài học đời sống rút ra từ đó.

- Khác nhau: Đề (a) yêu cầu thực hiện phép lập luận giải thích, dựa trên từ ngữ, hình ảnh để giải nghĩa câu tục ngữ; Đề (b) yêu cầu thực hiện phép lập luận chứng mình, phép lập luận giải thích ở đề này chỉ đóng vai trò hỗ trợ.

b. Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau ở chỗ:

+ Giải thích: làm sáng rõ một điều nào đó cho người khác hiểu.

+ Chứng minh: dựa trên những cơ sở thực tiễn, những lí lẽ xác đáng để thuyết phục người khác về một tư tưởng, quan điểm nào đó.