Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích - Ngữ văn 7 tập 2
Đề bài: Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
Giải đáp:
Tìm hiểu đề và lập ý:
- Đề bài yêu cầu: Giải thích cách hiểu của dân gian về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống thông qua hai câu tục ngữ.
- Bài viết phải có các ý: giải thích kết hợp lập luận, bình luận.
Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích.
- Thân bài:
+ Giải thích câu tục ngữ “Lời nói gói vàng”: Lời nói của mỗi người rất đáng giá, thể hiện nhân cách, trí tuệ, cách ứng xử của mỗi người.
+ Giải thích câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua…lòng nhau”: Câu tục ngữ đã nói phải nói sao cho thành lời hay, ý đẹp.
+ Dân gian quan niệm về giá trị, ý nghĩa của lời nói: Hết sức quan trọng và có giá trị, khi nói phải biết lựa chọn, chắt lọc lời nói của mình.
- Kết bài: Rút ra ý nghĩa, bài học cho bản thân.
Viết một số đoạn văn:
- Đoạn mở bài:
Dân gian ta có câu “Lời nói gói vàng”, lại cũng có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Hai câu tục ngữ trên đã thể hiện được quan niệm, cách hiểu của dân gian về giá trị, ý nghĩa của lời nói đối với cuộc sống con người.
- Một đoạn trong phần Thân bài diễn đạt ý:
Vàng là thứ hiện kim quý giá với con người. Dân gian ta so sánh lời nói với gói vàng nhằm đề cao, nhấn mạnh sự quan trọng, ý nghĩa của lời nói. Mỗi lời nói hàm chứa cách suy nghĩ, ứng xử, trí tuệ của người nói. Lời nói giúp ta thể hiện con người mình, là phương tiện để mọi người nhìn nhận, đánh giá về ta vì thế mỗi lời nói đều hết sức quý báu. Lời nói còn mang nhiều ý nghĩa to lớn, giúp kết nối mọi người, sẻ chia, giãi bày cùng nhau, …
- Đoạn kết bài:
Từ hai câu tục ngữ trên, cha ông ta đã dạy cho chúng ta bài học quý giá về lời nói. Bản thân mỗi người phải điều chỉnh lời nói của mình trước khi nói ra. Khi nói, ta phải nói sao cho thành ý đẹp, lời hay, nói cho có ý nghĩa. Ta phải phấn đấu, cố gắng trở thành một người mà lời nói có giá trị và có thể giúp đỡ, sẻ chia cũng mọi người xung quanh, có thể giãi bày, bày tỏ được con người mình, nỗi niềm của mình.
Bài trước: Luyện tập lập luận giải thích - trang 86 VBT Ngữ văn 7 tập 2 Bài tiếp: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - trang 92 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2