Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Ngữ văn 7 > Sự giàu đẹp của tiếng việt - trang 39 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2

Sự giàu đẹp của tiếng việt - trang 39 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2

Câu 1 (trang 39 VBT): Câu 1, trang 37 SGK

Giải đáp:

Bài văn này có thể chi làm hai đoạn:

a, Đoạn thứ nhất từ đầu đến “qua các thời kì lịch sử”

Ý chính của đoạn này: Tiếng Việt có khả năng diễn đạt đầy đủ tình cảm, tư tưởng của người Việt, thỏa mãn yêu cầu đời sống văn hóa nước nhà.

b, Đoạn thứ hai từ “Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó” đến hết

Ý chính của đoạn này: Tiếng Việt hay và đẹp.

Câu 2 (trang 39 VBT): Trong đoạn thứ nhất của bài văn Sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả đã sử dụng phép lập luận nào và sử dụng phép lập luận ấy để làm gì?

Giải đáp:

a, Trong đoạn thứ nhất, tác giả đã sử dụng phép lập luận: giải thích.

b, Tác giả đã sử dụng phép lập luận ấy để làm rõ:

- Một thứ tiếng đẹp là: hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu.

- Một thứ tiếng hay là: uyển chuyển, tế nhị trong cách đặt câu.

Câu 3 (trang 39 VBT): Câu 3, trang 37 SGK

Giải đáp:

a, Tác giả đã tập trung chứng minh vẻ đẹp của tiếng Việt ở đặc điểm: “Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp”.

b, Những chứng cứ đã được tác giả sử dụng để xác nhận đặc điểm ấy:

- Ấn tượng, nhận xét của người nước ngoài:

+ Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.

+ Tiếng Việt rành mạch trong lối nói, uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ.

- Những ưu thế của tiếng Việt về mặt ngữ âm:

+ Giàu về thanh điệu.

+ Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú.

c, Việc lựa chọn và sắp xếp chứng cứ như trên là sự chứng minh một cách khách quan cho vẻ đẹp của tiếng Việt.

d, Bên cạnh đặc điểm nêu trên, tác giả còn đề cập một số vẻ đẹp khác của tiếng Việt như: tiếng Việt là thứ tiếng hay, dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt; Ngữ pháp dần dần trở nên uyển chuyển, chính xác hơn.

Câu 4 (trang 40 VBT): Câu 4, trang 37 SGK

Giải đáp:

a. Nó không chỉ là một “thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm” mà còn là thứ tiếng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt.

b. Nó thỏa mãn được nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người.

c. Nó cũng thỏa mãn được các yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt.

d. Nó có khả năng thích ứng nhanh với những cái mới, tạo ra những từ mới, cách nói mới để biểu hiện những khái niệm mới.

Câu 5 (trang 41 VBT): Bài luyện tập 2, trang 37 SGK

Giải đáp:

Dẫn chứng Phương diện thể hiện sự giàu đẹp
Ngữ âmTừ vựng
Mẫu: Tiếng suối trong như tiếng hát xaX
1. Công cha như núi Thái Sơn X
2. Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, …XX
3. Ếch ngồi đáy giếng X
4. Thầy bói xem voi X