Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Ngữ văn 7 > Từ hán việt (tiếp theo) - trang 65 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1

Từ hán việt (tiếp theo) - trang 65 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1

Câu 1 (Bài tập 1 trang 83 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 65 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Giải đáp:

- (thân mẫu, mẹ):

+ Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

+ Nhà máy dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- (phu nhân, vợ):

+ Tham dự buổi hội nghị có ngài đại sứ và phu nhân.

+ Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

- (lâm chung, sắp chết):

+ Con chim sắp chết thì tiếng kêu thương,

Con người sắp chết thì lời nói phải.

+ Lúc lâm chung ông cụ dặn dò con cháu phải yêu thương nhau.

- (giáo huấn, dạy bảo):

+ Mọi cán bộ đều phải thực hiện lời giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

+ Con cái cần phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ.

Câu 2 (Bài tập 3 trang 84 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 66 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Giải đáp:

- Những từ Hán Việt có trong đoạn văn truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ góp phần tạo sắc thái cổ xưa: chúa, nỏ thần, mày ngài mắt phượng.

Câu 3 (Bài tập 4 trang 84 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 66 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Giải đáp:

Nhận xét về cách dùng từ Hán Việt trong các ví dụ:

- Hai từ Hán Việt bảo vệmĩ lệ trong hai câu trên dùng chưa thích hợp.

- Nên thay bảo vệ bằng từ giữ gìn; thay mĩ lệ bằng từ đẹp đẽ.

Câu 4 (trang 66 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Giải đáp:

a. So sánh các cặp từ ngữ như sau:

Các cặp từ ngữ tương ứng Có sự khác nhau về yếu tố cấu tạo Có sự khác nhau về trật tự cấu tạo
phi cơ - máy bay +
phi trường - sân bay +
ái quốc - yêu nước +
dân ý - ý dân +
chỉ huy sở - sở chỉ huy +
đoàn trưởng - trưởng đoàn +

b. Hiện nay, trong giao tiếp người ta thường dùng các từ ngữ ở nhóm B vì nó phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường, phù hợp với cấu tạo ngữ pháp của tiếng Việt.

Câu 5 (trang 67): Tìm 5 tên riêng có cấu tạo Việt, không phải là từ Hán Việt. Những tên riêng này có sắc thái biểu cảm như thế nào?

Giải đáp:

- 5 tên riêng có cấu tạo Việt, không phải là từ Hán Việt như: chị Hoa, cô Hà, sông Hồng, đồng Tháp Mười, thành phố Huế.

- Những tên riêng này có sắc thái biểu cảm: gần gũi, dân dã, gắn liền với đời sống văn hóa, ngôn ngữ của địa phương.