Tiếng gà trưa - trang 125 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1
Câu 1 (Bài tập 1 trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 125 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ việc nghe thấy tiếng gà nhảy ổ trên đường hành quân.
- Diễn biến mạch cảm xúc trong bài thơ: từ hiện đại nhớ về kỉ niệm thời quá khứ rồi quay trở lại với thực tại.
Câu 2 (Bài tập 2 trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 125 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
+ Những hình ảnh, kỉ niệm tuổi thơ được gợi lại từ tiếng gà, đó là:
- Ổ rơm đầy những trứng cùng những chú gà mái mơ, gà mái vàng.
- Nỗi lo lắng vì sợ lang mặt khi nhìn gà đẻ.
- Hình ảnh bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả trứng.
- Bà chăm chút cho đàn gà khi mùa đông tới để dành tiền mua quần áo mới cuối năm cho cháu.
- Những bộ quần áo bà mua cho (quần chéo go, áo cánh trúc bâu).
+ Tình cảm của tác giả:
- Tác giả thể hiện sự yêu thương, biết ơn dành cho người bà, người đã chăm sóc nuôi lớn cháu.
- Nỗi niềm mong nhớ về một thời tuổi thơ đã qua đi.
Câu 3 (Bài tập 3 trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 125 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
+ Người bà hiện lên với hình ảnh: tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo khó, yêu thương và chăm lo cho cháu, luôn dành cho cháu những điều tốt đẹp nhất dù cuộc sống còn rất vất vả.
+ Tình cảm bà cháu: là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, sâu nặng, người cháu nhớ về bà bằng niềm kính yêu, biết ơn vô hạn.
Câu 4 (Bài tập 4 trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 126 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
- Cách gieo vần: Tác giả chủ yếu sử dụng cách gieo vần chân và sử dụng vần cách, không chỉ gieo vần trong một khổ thơ mà giữa các khổ thơ còn có sự nối vần với nhau.
- Số câu (dòng) thơ: thay đổi linh hoạt trong từng khổ, có những câu thơ ngắn đặc biệt, được lặp lại “Tiếng gà trưa”.
Câu 5 (trang 126 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Em hiểu như thế nào về khổ thơ cuối bài: “Cháu chiến đấu hôm nay... Ổ trứng hồng tuổi thơ”?
Giải đáp:
- Khổ thơ cuối bài "Cháu chiến đấu hôm nay... Ổ trứng hồng tuổi thơ”? - đã khái quát một quy luật của tình cảm, đó là tình cảm gia đình gắn liền với lòng yêu đất nước và tình yêu tổ quốc.
- Tình cảm đối với bà, với tuổi thơ chính là động lực và sức mạnh để cháu chiến đấu, giữ gìn nền hòa bình, độc lập của dân tộc ngày hôm nay.
Câu 6 (Bài luyện tập 2 trang 151 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 127 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
Tình cảm của bà dành cho cháu trong bài thơ:
- Là tình cảm thiêng liêng, cao cả và sâu nặng.
- Người bà tần tảo, chắt chiu trong gian khó, hi sinh tất cả những gì tốt đẹp để dành cho cháu, mong muốn cháu có được một cuộc sống tốt đẹp nhất.
- Hình ảnh người bà và tình yêu thương mà bà dành cho cháu luôn đi theo cháu suốt cả chặng đường đời, đó là sức mạnh, là động lực để cháu vững vàng tay súng, lên đường bảo vệ tổ quốc.
- Tình cảm bà cháu ở đây còn là điểm tựa, khởi nguồn cho tình yêu quê hương, lòng yêu tổ quốc.
Bài trước: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - trang 123 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1 Bài tiếp: Điệp ngữ - trang 127 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1