Rút gọn câu - trang 20 VBT Ngữ văn 7 tập 2
Câu 1 (trang 20 VBT): Bài tập 1, trang 16 SGK
Giải đáp:
Câu rút gọn | Thành phần rút gọn | Tác dụng của rút gọn |
---|---|---|
1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây | Chủ ngữ | Ngụ ý hành động, đặc điểm trong câu là của chung mọi người |
2. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng | Chủ ngữ | Làm cho câu gọn hơn, dễ nắm bắt hơn |
3. Tấc đất tấc vàng | Quan hệ từ | Làm cho thông tin được biểu đạt ấn tượng hơn |
Câu 2 (trang 20 VBT): Bài tập 3, trang 17 SGK
Giải đáp:
a. Cậu bé và người khách trong câu chuyện đã hiểu lầm nhau vì những câu trả lời của cậu bé đều thiếu thành phần: Chủ ngữ. Cụ thể
+ Ở thành phần đó, từ ngữ mà em bé muốn nói là: Tờ giấy mà bố đưa cho cháu.
+ Nhưng người khách lại hiểu thành phần đó có nghĩa là: Bố cháu.
b. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học đó là: Khi dùng câu rút gọn, phải đảm bảo được sự đủ ý, diễn đạt sáng rõ, không khiến người nghe hiểu nhầm ý của mình muốn nói.
Câu 3 (trang 21 VBT): Bài tập 4, trang 18 SGK
Giải đáp:
- Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán đó là: những lời nói cộc lốc, không đầu không cuối của anh chàng tham ăn do chỉ cắm đầu cắm cổ vào ăn mà không muốn trò chuyện với mọi người.
Câu 4 (trang 21 VBT): Hãy tìm các câu rút gọn trong đoạn trích và cho biết vì sao tác giả dùng các câu rút gọn như vậy.
Giải đáp:
a. Những câu rút gọn có trong đoạn trích:
- Lại say rồi phải không?
- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.
- Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã.
b. Tác giả dùng những câu rút gọn như vậy là vì:
- Nhân vật Bá Kiến đang muốn dùng giọng thân mật để xoa dịu Chí Phèo trong cơn ăn vạ.
- Thể hiện vị thế, quyền lực xã hội của Bá Kiến cao hơn Chí Phèo.
Bài trước: Tục ngữ về con người và xã hội - trang 15 VBT Ngữ văn 7 tập 2 Bài tiếp: Đặc điểm của văn bản nghị luận - trang 22 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2