Ôn tập phần văn - trang 117 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2
Câu 1 (trang 117 VBT): Lập bảng thống kê các văn bản (tác phẩm hoặc đoạn trích) đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7, theo các mục: số thứ tự, tên văn bản, thể loại, tác giả.
Giải đáp:
STT | Tên văn bản | Thể loại | Tác giả |
---|---|---|---|
1 | Cổng trường mở ra | Truyện ngắn | Lý lan |
2 | Mẹ tôi | Truyện ngắn | Nguyên Hồng |
3 | Cuộc chia tay của những con búp bê | Truyện ngắn | Khánh Hoài |
4 | Những câu hát về tình cảm gia đình | Ca dao | |
5 | Những câu hát than thân | Ca dao | |
6 | Những câu hát châm biếm | Ca dao | |
7 | Sông núi nước Nam | Thất ngôn tứ tuyệt | Chưa rõ tác giả |
8 | Phò giá về kinh | Ngũ ngôn tứ tuyệt | Trần Quang Khải |
9 | Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra | Thất ngôn tứ tuyệt | Trần Nhân Tông |
10 | Bài ca Côn Sơn | Lục bát | Nguyễn Trãi |
Câu 2 (trang 117 VBT): Ghi lại các định nghĩa về những thể loại và thể thơ sau: ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình; thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, thơ thất ngôn bát cú, thơ lục bát, thơ song thất lục bát.
Giải đáp:
Định nghĩa về những thể loại và thể thơ sau: ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình; thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, thơ thất ngôn bát cú, thơ lục bát, thơ song thất lục bát.
- Ca dao, dân ca: là một thể loại văn học dân gian, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay người ta phân biệt ca dao và dân ca, ca dao là phần lời thơ còn dân ca là phần lời kết hợp với nhạc.
- Tục ngữ: là một thể loại văn học dân gian, chỉ những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
- Thơ trữ tình: là thể loại văn học sử dụng phương thức biểu đạt chính là trữ tình để biểu đạt tâm tư, tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: là thể thơ trung đại, gồm có bốn câu, mỗi câu gồm bảy chữ.
- Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: là thể thơ trung đại, gồm có bốn câu, mỗi câu gồm năm chữ.
- Thơ thất ngôn bát cú: là thể thơ trung đại, gồm có tám câu, mỗi câu gồm bảy chữ.
- Lục bát: là thể thơ dân gian Việt Nam, là thể thơ gồm các cặp câu thơ, câu thứ nhất là câu lục (6 chữ), câu thứ hai là câu bát (8 chữ).
Câu 3 (trang 119 VBT): Chọn trong mỗi chùm bài ca dao, dân ca 2 câu ca dao để học thuộc lòng và nêu nội dung chính của mỗi câu.
Giải đáp:
- Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
→ Nội dung chính của câu ca dao trên là: Ca ngợi cảnh đẹp ở Hồ Hoàn Kiếm, bày tỏ lòng biết ơn với thế hệ cha anh, những người đã gìn giữ bảo vệ nước non tươi đẹp.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
→ Nội dung: Ca ngợi vẻ trù phú của quê hương, sức sống tràn đầy của người con gái thôn quê.
- Những câu hát than thân:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.
→ Nội dung: Thương cảm, xót xa trước số phận, cuộc sống khó khăn, vất vả vì mưu sinh của người lao động bé nhỏ.
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập song dồi biết tấp vào đâu.
→ Nội dung: Đau xót trước cuộc đời lênh đênh, trôi dạt, không biết sẽ đi về đâu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Những câu hát châm biếm:
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.
→ Nội dung: Phê phán thói mê tín dị đoan.
Bài trước: Văn bản đề nghị - trang 115 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2 Bài tiếp: Dấu gạch ngang - trang 120 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2