Những câu hát châm biếm - trang 41 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1
Câu 1 (Bài tập 1 trang 52 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 41 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
- Bài 1 Giới thiệu về "chú tôi":
+ hay tửu hay tăm, hay chè nước đặc: là người hay chè chén, say xỉn
+ hay nằm ngủ trưa, ước những ngày mưa, ước những đêm thừa trống canh: lười biếng. không muốn lao động, chỉ thích hưởng thụ và vui chơi.
- Ý nghĩa của hai dòng đầu:
+ là lời giễu nhại
+ hai câu mang hình thức hỏi nhưng thực chất là để phủ định: vì chẳng ai muốn lấy
- Đối tượng bị chế giễu: đó là những người lười biếng, lại hay rượu chè, ham ăn uống, lười lao động, chỉ thích hưởng thụ.
Câu 2 (Bài tập 2 trang 52 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 42 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
- Bài ca dao là lời của thầy bói nói với cô gái đi xem tướng số.
- Nhận xét về lời của thầy bói
- Đây là những lời nói mang tính chất nước đôi, không đúng nhưng cũng chẳng sai
→ Những lời nói đều là những điều hiển nhiên mà ai cũng biết.
- Bài ca dao phê phán hiện tượng mê tín dị đoan, và hiện trạng những thầy bói dởm lợi dụng lòng tin của người dân để hành nghề, kiếm tiền.
- Một số bài ca dao có nội dung tương tự:
"Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn"
"Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm, tay vờ đĩa xôi"
"Bói cho một quẻ trong nhà
Chuồng heo ở dưới, chuồng gà ở trên"
Câu 3 (trang 43): Xác định đối tượng và những thói tật bị châm biếm trong bốn bài ca dao
Giải đáp:
Bài | Đối tượng bị châm biếm | Thói tật bị châm biếm |
1 | Chú tôi | lười biếng |
2 | Thầy bói | mê tín dị đoan |
3 | Cò con, cà cuống, chim ri, chào mào, chim chích | thói rườm rà, hủ tục của lệ làng |
4 | Cậu cai | thói sĩ diện |
Câu 4 (trang 44): Bốn bài ca dao châm biếm có những đặc điểm chung nào về hình thức nghệ thuật?
Giải đáp:
Những đặc điểm chung về các biện pháp nghệ thuật cùng được sử dụng trong bốn bài ca dao châm biếm đó là:
+ Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống.
+ Sử dụng phép ẩn dụ, tượng trưng, nói ví von.
+ Sử dụng phép liệt kê.
+ Lối nói tương phản.
+ Giọng điệu châm biếm, giễu nhại.
Câu 5 (Bài luyện tập 2 trang 53 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 44 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
* Những câu hát châm biếm nói trên và truyện cười dân gian đều giống nhau về:
- Đối tượng châm biếm:
→ Những loại người có thói hư tật xấu trong xã hội.
→ Những thói hư tật xấu, hủ tục trong xã hội.
- Nội dung châm biếm:
→ Những thói xấu trong xã hội: lười biếng, mê tín dị đoan, sĩ diện hão, giấu dốt,...
→ Những mặt trái, mặt khuất của xã hội: là sự bất công, những hủ tục, luật lệ làng xã rườm rà,...
- Hình thức gây cười:
→ Lối nói phóng đại, ẩn dụ, tượng trưng.
→ Phép tương phản, đối lập.
Bài trước: Những câu hát than thân - trang 37 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1 Bài tiếp: Đại từ - trang 45 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1