Luyện tập lập luận giải thích - trang 86 VBT Ngữ văn 7 tập 2
Câu 1 (trang 86 VBT): Đọc mẩu chuyện sau đây. Em thấy các dẫn chứng mà Huệ Tử nêu ra có tác dụng gì về lập luận? Hãy phân tích.
Giải đáp:
- Qua mẩu chuyện trên, em thấy dẫn chứng mà Huệ Tử đưa ra có tác dụng lập luận: giải thích.
- Bởi vì: dẫn chứng ấy giải thích được cho việc vì sao khi nói Huệ Tử thường dùng ví dụ.
Câu 2 (trang 87 VBT): Bài tập trang 87 SGK
Một nhà văn nói: “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
Giải đáp:
Hướng dẫn làm bài:
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Phương pháp lập luận: giải thích
- Luận điểm: Giá trị to lớn của sách trong việc hình thành, phát triển trí tuệ con người.
b. Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích.
- Thân bài:
+ Giải nghĩa hình ảnh “ngọn đèn sáng bất diệt” (lần lượt giải thích: ngọn đèn, sáng bất diệt).
+ Giải thích vì sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ:
-> Sách cung cấp, mở rộng tri thức, mài sắc trí tuệ của con người
-> Sách lưu giữ mãi những tinh hoa trí tuệ của nhân loại.
+ Tìm thêm những câu nói khác ngợi ca giá trị của sách.
- Kết bài: Tình cảm, thái độ của em đối với sách.
c. Viết đoạn văn:
- Đoạn văn Mở bài tham khảo:
Một nhà văn đã từng nói rằng: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Đó quả là một câu nói giàu hình ảnh, gợi nhiều liên tưởng, là một nhận định vô cùng đúng đắn về giá trị to lớn của sách đối với trí tuệ con người.
- Đoạn văn Kết bài tham khảo:
Sách đối với bản thân tôi không chỉ là ngọn đèn soi rạng tri thức mà còn là người bạn, là người thầy. Mỗi cuốn sách đối với tôi là cả một thế giới tuyệt diệu. Trước mỗi cuốn sách, tôi đều có một cảm giác trân quý đến lạ kì.
Câu 3 (trang 89 VBT): Giả sử em phải giải thích vì sao có thể nói rằng tên quan trong truyện Sống chết mặc bay là một kẻ “lòng lang dạ thú”, em sẽ sử dụng những lí lẽ nào trong các lí lẽ sau.
Giải đáp:
Có thể nói rằng tên quan trong truyện "Sống chết mặc bay" là một kẻ “lòng lang dạ thú”, bàng những dẫn chứng, lí lẽ sau:
- Không phải cứ đánh đập dân mới là kẻ “lòng lang dạ thú”.
- Kẻ lòng lang dạ thú là kẻ mặt người mà lòng dạ thì mất hết tính người.
- Tên quan trong truyện là kẻ lòng lang dạ thú vì hắn hoàn toàn thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ cực của người dân trong lúc hộ đê và trong cảnh vỡ đê.
Bài trước: Cách làm bài văn lập luận giải thích - trang 83 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2 Bài tiếp: Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích - Ngữ văn 7 tập 2