Điệp ngữ - trang 127 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1
Câu 1 (Bài tập 1 trang 153 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 127 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
a, Đoạn thứ nhất
- Điệp ngữ: dân tộc
- Tác giả dùng điệp ngữ này vì: Muốn khẳng định chủ quyền, độc lập, sự tự chủ của nhân dân Việt Nam. Khẳng định nước Việt Nam là của người Việt Nam, không một ai có thể xâm phạm sự tự do, tự chủ ấy.
b, Đoạn thứ hai
- Điệp ngữ: trông
- Tác giả dùng điệp ngữ này vì: Tác giả muốn bộc lộ được những mong mỏi, ước muốn của nhân dân lao động trong công cuộc lao động sản xuất của mình.
Câu 2 (Bài tập 2 trang 153 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 128 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
Các dạng điệp ngữ:
a, Điệp ngữ xa nhau là loại điệp ngữ cách quãng.
b, Điệp ngữ một giấc mơ là loại điệp ngữ nối tiếp.
Câu 3 (Bài tập 3 trang 153 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 128 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
a, Nhận xét - đánh giá: Việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong đoạn văn không mang lại tác dụng biểu cảm.
b, Đoạn văn được sửa lại như sau:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Ở mảnh vườn ấy, em trồng rất nhiều hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ, em đã hái hoa sau vườn nhà để tặng mẹ và chị.
Câu 4 (trang 128 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Điền các điệp ngữ vào chỗ trống trong bài ca dao sau.
Giải đáp:
* Bài ca dao được điền hoàn chỉnh như sau:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai?
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt?
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn chẳng tắt?
Mắt thương nhớ ai
Mắt không ngủ yên?
Bài trước: Tiếng gà trưa - trang 125 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1 Bài tiếp: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học - trang 129 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1