Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) - trang 65 VBT
Câu 1 (trang 65 VBT): Bài tập 1, trang 65 SGK
Giải đáp:
a) Câu chủ động: "Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII"
Câu bị đông:
1- Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII.
2- Từ thế kỉ XIII, ngôi chùa đã được xây bởi một nhà sư vô danh.
b) Câu chủ động: Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
Câu bị đông:
1- Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim.
2- Tất cả các cánh cửa chừa đều được người ta làm bằng gỗ lim.
c) Câu chủ động: Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
Câu bị đông:
1- Con ngựa được buộc bên gốc đào.
2-: Con ngựa được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
d) Câu chủ động: Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
Câu bị đông:
1- Một lá cờ đại được dựng ở giữa sân.
2- Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.
Câu 2 (trang 66 VBT): Bài tập 2, trang 65 SGK
Giải đáp:
Chuyển đổi câu chủ động thành hai câu bị động, trong đó có 1 câu sử dụng từ được, một câu sử dụng từ "bị" như sau
a) Câu chủ động: Thầy giáo phê bình em.
Câu bị động:
Sử dụng từ được: Em không được thầy giáo khen.
Sử dụng từ bị: Em bị thầy giáo phê bình.
b) Câu chủ động: Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
Câu bị động:
Sử dụng từ được: Ngôi nhà ấy đã được phá đi.
Sử dụng từ bị: Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi.
c) Câu chủ động: Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
Câu bị động:
Sử dụng từ được: Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được thu hẹp bởi trào lưu đô thị hóa.
Sử dụng từ bị: Sự chênh lệch của thành thị với nông thôn đã bị giảm xuống bởi trào lưu đô thị hóa.
* Nhận xét sự khác nhau về sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị
Câu bị động dùng được mang hàm ý tích cực.
Câu bị động dùng bị mang hàm ý tiêu cực.
Câu 3 (trang 67 VBT): Bài tập 3, trang 65 SGK
Giải đáp:
Đoạn văn tham khảo:
Văn chương là chiếc nôi nuôi dưỡng tâm hồn, cảm xúc của con người. Với tôi cũng vậy, văn chương đã trở thành một điểm tựa tinh thần. Những cảm xúc trong tôi đã được những câu thơ của Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, … khơi gợi, nâng đỡ. Tâm hồn tôi, nhờ có văn chương, mà được mở rộng ra, tinh tế hơn, nhạy cảm hơn. Văn chương kì diệu như vậy đó.
Câu 4 (trang 67 VBT): Những câu dưới đây câu nào không thể chuyển đổi thành câu bị động?
Giải đáp:
Những câu không thể chuyển đổi thành câu bị động là:
- Nam đã rời sân ga cách đây một giờ.
- Nam giống bố.
Bài trước: Ý nghĩa của văn chương - trang 64 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2 Bài tiếp: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh - trang 68 VBT