Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Ngữ văn 7 > Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - trang 7 VBT Ngữ văn 7 tập 2

Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - trang 7 VBT Ngữ văn 7 tập 2

Câu 1 (trang 7 VBT Ngữ văn tập 2): Hãy nêu ý nghĩa của từ địa phương theo xác định có tính quy ước của chương trình và SGK Ngữ Văn THCS bằng cách đánh dấu (x) vào ý kiến mà em cho là đúng.

Giải đáp:

a, Địa phương chỉ là quê quán:

b, Địa phương chỉ là nơi sinh:

c, Địa phương chỉ là nơi cá nhân hoặc gia đình hiện đang sinh sống:

d, Địa phương trước hết là quê quán song cũng có thể xem là nơi sinh, là nơi cá nhân (gia đình) đã từng hoặc hiện đang sinh sống, là địa bàn huyện, tỉnh, thành phố, vùng miền (như đồng bằng song Cửu Long, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nghệ Tĩnh, đồng bằng sông Hồng…) có địa điểm nơi em đã sinh ra hoặc nơi em cùng gia đình đã từng hoặc hiện đang sinh sống: X

Câu 2 (trang 7 VBT): Hãy xác định các hướng và nguồn dự định sưu tầm. Theo em, trong các hướng và nguồn sưu tầm dưới đây, hướng và nguồn sưu tầm nào là không nên thực hiện?

Giải đáp:

Hướng và nguồn không nên thực hiện đó là:

- Tìm trong các bộ sưu tập lớn về cao dao, dân ca và tục ngữ.

- Tìm trong các công trình nghiên cứu về văn học dân gian, văn hóa dân gian nói chung hoặc về ca dao hay tục ngữ nói riêng.

Câu 3 (trang 8 VBT): Cho 10 câu ca dao, dân ca và tục ngữ dưới đây. Hãy phân loại bằng cách đánh dấu (x) vào ô thích hợp.

Giải đáp:

Ta có bảng phân loại như sau:

STTVăn bản câu ca dao, dân ca, tục ngữCa dao, dân caTục ngữ
1Bao giờ cá chép hóa rồng

Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xưa?

x
2Học thầy không tày học bạn x
3Tối qua anh đi ngang qua trước cửa nhà nàng.

Thấy cha mẹ đập nàng.

Nàng khóc, nàng van.

Nhà nàng cửa sổ song loan.

Anh muốn ghé lưng vô chịu trận đòn oan cho nàng!

x
4Rau nào, sâu nấy (ấy). x
5Ước gì sông hẹp một gang

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.

x
6Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

x
7 Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

x
8Dày sao thì mưa, thưa sao thì nắng. x
9 Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng.

x
10Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạnx

Câu 4 (trang 9 VBT): SGK Ngữ văn & chia thành 2 loại tục ngữ: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; Tục ngữ về con người và xã hội. Cho mười hai câu tục ngữ dưới đây. Hãy tiến hành phân loại bằng cách đánh dấu (x) vào ô thích hợp:

Giải đáp:

STTVăn bản tục ngữTục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuấtTục ngữ về con người và xã hội
1Ở hiền gặp lành.

Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xưa?

x
2Không thầy đố mày làm nên. x
3Khoai ưa lạ, mạ ưa quen.x
4Tức nước vỡ bờ. xx
5Giỏ nhà ai, quai nhà nấy. x
6Lời nói không mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

x
7Tháng tám heo may, chuồn chuồn bay thì bão.x
8Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.x
9Giấy rách phải giữ lấy lề. x
10Buôn có bạn, bán có phường. x
11Vàng gió đỏ mưa..x
12Con hơn cha, nhà có phúc. x

Câu 5 (trang 10 VBT): Xếp các câu tục ngữ dưới đây theo thứ tự A, B, C

Giải đáp:

STTCác câu tục ngữ chưa sắp xếpXếp lại theo thứ tự A, B, C
1Khoai ưa lạ, mạ ưa quen.Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
2Không thầy đố mày làm nên.Buôn có bạn, bán có phường.
3Con hơn cha, nhà có phúc.Cái răng cái tóc là góc con người.
4Buôn có bạn, bán có phường.Con hơn cha, nhà có phúc.
5Tức nước vỡ bờ.Dại đàn hơn khôn độc.
6Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.Đói cho sạch, rách cho thơm.
7Rút dây động rừng.Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
8Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.Giấy rách phải giữ lấy lề.
9Quá mù ra mưa.Khoai ưa lạ, mạ ưa quen.
10Trẻ cậy cha, già cậy con.Không thầy đố mày làm nên.
11Dại đàn hơn khôn độc.Quá mù ra mưa.
12Giấy rách phải giữ lấy lề.Rút dây động rừng.
14Đói cho sạch, rách cho thơm.Trẻ cậy cha, già cậy con.
15Cái rang cái tóc là góc con người.Tức nước vỡ bờ.