Chơi chữ - trang 138 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1
Câu 1 (Bài tập 1 trang 165 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 137 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
Các từ ngữ trong bài mà tác giả dùng để chơi chữ đó là: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang (đều để chỉ các loại rắn).
Câu 2 (Bài tập 2 trang 165 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 137 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
a, Những tiếng chỉ các sự vật gần gũi nhau:
- Ở câu đầu là: thịt, mỡ, nem, chả.
- Ở câu thứ hai: nứa, tre, trúc.
b, Cách nói trên đó là một cách chơi chữ
Câu 3 (Bài tập 4 trang 166 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 137 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
Trong bài thơ trên, Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ đồng âm, tách thành ngữ “khổ tận cam lai” thành hai phần: khổ tận (khổ đến một lúc nào đó), cam lai (cam ngọt, sai quả).
Câu 4 (trang 138 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
a, Lối chơi chữ trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan và trong bài ca dao sau khác nhau như thế nào?
- Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
(Qua Đèo Ngang)
- Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi lại là núi non?
(Ca dao)
b, Phân tích cái hay của lối chơi chữ trong bài thơ và bài ca dao trên.
Giải đáp:
a, - Lối chơi chữ ở câu thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đó là: sử dụng từ đồng nghĩa, từ quốc đồng nghĩa với từ nước (nước nhà, đất nước), từ gia đồng nghĩa với từ nhà.
- Lối chơi chữ ở bài ca dao sau đó là: sử dụng từ đồng âm “non”, non trong núi non để chỉ núi, nhưng trong tương quan đối lập với từ già ở câu trên nó lại là tính từ.
b, Cái hay của lối chơi chữ trong bài thơ và bài ca dao đã cho đó là
- Lối chơi chữ tạo ra sự hài hòa về mặt thanh điệu cho câu thơ.
- Lối chơi chữ còn tạo ra sự thú vị về nghĩa, tang sức biểu đạt, biểu cảm cho mỗi câu thơ, câu ca dao.
Bài trước: Một thứ quà của lúa non: Cốm - trang 134 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1