Cảnh khuya, Rằm tháng giêng - trang 116 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1
Câu 1 (Bài tập 1 trang 142 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 116 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
Cả hai bài thơ Cảnh khuya và bài thơ Nguyên tiêu đều được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Nghĩa là:
+ Bài thơ gồm 4 câu thơ;
+ Mỗi câu gồm 7 chữ.
Câu 2 (Bài tập 2 trang 142 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 116 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
Hai câu thơ đầu đã dựng lên một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, ngập tràn âm thanh và ánh sáng của núi rừng Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp:
- Đó là âm thanh vang vọng của tiếng suối trong đêm khuya: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa" => đầy giai điệu, trữ tình và ngân vang.
- Ánh sáng trăng hiện lên một cách sống động: "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa" => ánh trăng như quyện vào cảnh vật dưới mặt đất.
Câu 3 (Bài tập 3 trang 142 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 117 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
a, Tâm trạng của nhà thơ được biểu hiện ở trong hai câu cuối là tâm trạng: lo lắng, trằn trọc vì việc nước.
b, Hai từ "chưa ngủ" trong câu:
" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
được lặp lại theo kiểu điệp ngữ chuyển tiếp (vòng) => có tác dụng khắc họa dáng vẻ trầm tư của nhân vật trữ tình.
Câu 4 (Bài tập 4 trang 142 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 117 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
a, Không gian trong bài Rằm tháng giêng là một không gian: đẹp đẽ, thơ mộng và hữu tình.
- Trăng rằm, tròn nhất, sáng nhất, rọi chiếu cả không gian.
- Sông nước, trời đêm và trăng như hòa quyện với nhau.
b, Để làm nổi bật tính chất nói trên, tác giả đã sử dụng phép lặp từ "xuân" kết hợp với các danh từ giang (sông), thủy (nước), thiên (trời) bằng động từ tiếp (tiếp giáp).
Câu 5 (Bài tập 6 trang 142 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 118 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
Hoàn cảnh đất nước đang vô cùng khó khăn song khi có dịp, Bác vẫn tự tạo điều kiện cho mình được thưởng ngoạn cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước. Điều đó chứng tỏ Bác Hồ không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà thơ lớn, có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu mến thiên nhiên và cảnh vật đất nước.
Bài trước: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm - trang 113 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1 Bài tiếp: Thành ngữ - trang 119 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1