Ca Huế trên sông Hương - trang 100 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2
Câu 1 (trang 100 VBT): Câu 1, trang 103 SGK
Giải đáp:
- Trước ki đọc bài này, em biết Huế là cố đô của Việt Nam, đã từng được chọn làm Kinh thành.
- Huế là một tỉnh thuộc miền Trung nước ta.
- Huế nổi tiếng với những điều trầm mặc, xưa cũ, mang dấu tích lịch sử, đó là những cung điện, miếu thờ. Huế còn nổi tiếng với nghệ thuật nhã nhạc cung đình và dòng sông Hương mộng mơ, trữ tình.
Câu 2 (trang 100 VBT): Hãy thống kê các làn điệu dân ca Huế, các nhạc cụ, các “ngón đàn” của nhạc công được nhắc tới trong bài văn, để thấy sự đa dạng phong phú của các hình thức ca Huế trên sông Hương.
Giải đáp:
- Các làn điệu dân ca Huế được nhắc tới trong bài văn: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, các điệu lí, …
- Các nhạc cụ được nhắc đến trong bài: đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu, sáp và cặp sanh.
- Các ngón đàn của nhạc công được nhắc tới trong bài là: ngón nhấn, ngón mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.
Câu 3 (trang 101 VBT): Câu 4, trang 104 SGK
Giải đáp:
a. Ca Huế được hình thành từ cuộc sống lao động, sản xuất của nhân dân lao động.
b. Các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi là bởi: Ca Huế được hình thành kết hợp từ cả hai nguồn là ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.
c. Có thể nói nghe ca Huế là một thú vui tao nhã vì khi nghe ca Huế, người ta phải sử dụng mọi giác quan của mình để cảm nhận, để thưởng thức giai điệu, thưởng thức cả sự trình diễn của nhạc công, thưởng thức cả không gian văn hóa được tạo nên.
Câu 4 (trang 101 VBT): Câu 3, trang 103 SGK
Giải đáp:
Sau khi đọc đoạn văn trên, em thấy Huế là một vùng đất giàu di sản văn hóa tinh thần, đặc biệt là những khúc ca Huế, nhã nhạc cung đình Huế với không gian biểu diễn đặc trưng có một không hai. Thiên nhiên nơi đây trữ tình, mang dáng vẻ sâu lắng, yên ả. Con người Huế có tâm hồn nhạy cảm, yêu nghệ thuật, yêu âm nhạc.
Câu 5 (trang 101 VBT):
Giải đáp:
Hát quan họ ở Bắc Ninh:
- Là làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam.
- Là lối hát giao duyên giữa các liền anh (người hát là nam) và liền chị (người hát là nữ)
- Quan họ truyền thống gồm các hình thức như hát hội, hát canh, hát chúc mừng hay hát thờ. Người trình diễn trong lối hát quan họ truyền thống cũng chính là người thưởng thức.
- Một số điệu hát: Tình tang, Hừ la, La rằng, Bạn Kim Lan, Cái ả, Cây gạo, …
Bài trước: Luyện nói: Bài văn giải thích một số vấn đề - trang 96 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2 Bài tiếp: Liệt kê - trang 102 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2