Viết đơn (trang 131 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)
Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cần viết đơn khi ta muốn trình bày một yêu cầu hoặc một nguyện vọng nào đó muốn được giải quyết, ta viết đơn để gửi đến cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết.
Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Những trường hợp cần phải viết đơn:
(1) Đơn trình báo về việc mất tài sản, gửi Công an ở nơi gần nhất.
(2) Đơn xin tham gia lớp học ngoại khoá nhạc, hoạ, gửi đến Ban Giám hiệu nhà trường.
(4) Đơn xin chuyển trường, gửi Ban Giám hiệu trường cũ để xác nhận và gửi Ban Giám hiệu nhà trường mới để được chấp nhận.
Những loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn- Những mục trong đơn cần phải trình bày theo thứ tự: quốc hiệu tiêu ngữ, địa điểm, ngày tháng viết đơn, tên đơn, đơn gửi cho ai? ai là người gửi đơn? Lí do, mục đích viết đơn? chữ kí cam đoan.
- Điểm giống và khác nhau của 2 loại đơn:
Đơn theo mẫu | Đơn không theo mẫu | |
Giống | Quốc hiệu tiêu ngữ, thời gian viết đơn, địa điểm, tên đơn, người nhận là ai, người gửi là ai, mục đích làm đơn, lời cam đoan, chữ kí xác nhận của người viết đơn. |
|
Khác |
- Thường in sẵn - Phần thông tin người viết đã đầy đủ và chi tiết - Nội dung chính cần trình bày nguyện vọng ngắn gọn |
- Thường viết tay - Phần thông tin người viết không cần quá chi tiết. - Nội dung có cả phần lí do và giải thích. |
- Phần quan trọng không thể thiếu trong cả 2 mẫu đơn là các phần giống nhau như đã được trình bày ở trên.
Cách thức viết đơnCâu 3: Cách thức viết đơn
a. Viết đơn theo mẫu:
- Người viết đơn cần điền các thông tin cụ thể đúng theo những mục có sẵn.
b. Viết đơn không theo mẫu
- Viết theo trình tự như ở câu 2 phần c trên.
Bài trước: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (trang 129 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2) Bài tiếp: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (trang 139 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)