Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (ngắn nhất) > Tổng kết phần Văn (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)

Tổng kết phần Văn (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)

Câu 1 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Những văn bản đã được học trong cả năm học:

Học kì 1Học kì 2

1. Con Rồng cháu Tiên

2. Bánh chưng bánh giầy

3. Thánh Gióng

4. Sơn Tinh, Thủy Tinh

5. Sự tích Hồ Gươm

6. Sọ Dừa

7. Thạch Sanh

8. Em bé thông minh

9. Cây bút thần

10. Ông lão đánh cá và con cá vàng

11. Ếch ngồi đáy giếng

12. Thầy bói xem voi

13. Đeo nhạc cho mèo

14. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

15. Treo biển

16. Lợn cưới áo mới

17. Con hổ có nghĩa

18. Mẹ hiền dạy con

19. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

20. Bài học đường đời đầu tiên

21. Sông nước Cà Mau

22. Bức tranh của em gái tôi

23. Vượt thác

24. Buổi học cuối cùng

25. Đêm nay Bác không ngủ

26. Lượm

27. Mưa

28. Cô Tô

29. Cây tre Việt Nam

30. Lòng yêu nước

31. Lao xao

32. Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

33. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

34. Động Phong Nha

Câu 2 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Truyền thuyết: Truyền thuyết là các truyện kể dân gian truyền miệng kể về những sự kiện hoặc nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có sử dụng các yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết bày tỏ thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật có tính lịch sử được kể.

- Truyện cổ tích: là loại truyện truyền miệng dân gian thời xưa kể về cuộc đời của những kiểu nhân vật quen thuộc:

+ Nhân vật bất hạnh (con riêng, mồ côi, có ngoại hình xấu xí, ... )

+ Nhân vật dũng sĩ có tầm vóc và tài năng kì lạ.

+ Nhân vật thông minh hay ngốc nghếch.

+ Nhân vật động vật (biết nói năng và có những hoạt động như con người)

Thường sử dụng yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ, và thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, lòng nhân ái, sự công bằng với bất công, cái thiện chiến thắng cái ác.

- Truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể bằng thể loại văn vần hoặc văn xuôi, mượn truyện loài vật để nói bóng nói gió, kín đáo chuyện của con người, nhằm khuyên nhủ và răn dạy người ta những bài học làm người trong cuộc sống.

- Truyện cười: loại truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống đười thường nhằm tạo ra tiếng cười và mua vui hoặc phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội.

- Truyện trung đại: loại truyện gần với thể kí (ghi chép lại các sự việc), gần với sử (chuyện thật) và có thể có yếu tố hư cấu thường mang tính giáo huấn. Cốt truyện đơn giản.

- Văn bản nhật dụng: các bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của cộng đồng trong xã hội hiện đại như: năng lượng, dân số, quyền trẻ em, thiên nhiên, môi trường, ma túy, ...

Câu 3 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

TTTên văn bảnNhân vật chínhTính cách, vị trí và ý nghĩa nhân vật chính
1Con Rồng cháu TiênLạc Long Quân, Âu CơNhân vật phát triển nội dung của câu chuyện, giải thích về nguồn gốc người Việt Nam
2Bánh chưng bánh giầyLang LiêuGiải thích nguồn gốc của sự vật, đề cao nông nghiệp, việc thờ cúng tổ tiên.
3Thánh GióngThánh GióngThể hiện ước mơ của nhân dân về việc chống giặc ngoại xâm
4Sơn Tinh, Thủy TinhSơn Tinh, Thủy TinhPhản ánh và giải thích những hiện tượng thiên tai, lũ lụt, thể hiện ước mơ chinh phục thiên nhiên của con người
5Sự tích Hồ GươmLê LợiVị vua đã đánh thắng quân xâm lược. Giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của cái tên Hồ Gươm
6Sọ DừaSọ DừaBày tỏ tình thương với người bất hạnh, giá trị chân chính con người
7Thạch SanhThạch Sanh, Lý Thôngđề cao người thiện, việc thiện, người dũng sĩ hiền lành tài giỏi làm việc tốt giúp dân
8Em bé thông minhem béđề cao trí thông minh và cũng là để tạo nên tiếng cười
9Cây bút thầnMã Lươngnhân vật có tính lương thiện và có tài năng kì lạ, thể hiện mơ ước của con người có khả năng kì diệu để tiêu diệt những bất công
10Ông lão đánh cá và con cá vàngÔng lão và mụ vợCa ngợi lòng nhân hậu và trừng trị những kẻ tham lam, độc ác, bội bạc
11Ếch ngồi đáy giếngcon ếchhiểu biết nông cạn nhưng lại tỏ ra kiêu căng, huênh hoang, gây tiếng cười và khuyên răn con người ta cần có hiểu biết rộng.
12Thầy bói xem voinăm ông thầy bóigây tiếng cười, khuyên người ta không nên chỉ nhìn sự việc một cách lệch lạc
13Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệngchân, tay, tai, mắt, miệngđưa ra lời khuyên “Mỗi người vì 1 người, 1 người vì mọi người”
14Treo biểnngười chủ cửa hàngphê phán người không có chủ kiến
15Lợn cưới áo mớihai anh chàng khoe khoangchế giễu người có tính khoe của, khoe khoang
16Con hổ có nghĩacon hổđề cao ân nghĩa
17Mẹ hiền dạy conbà mẹ và Mạnh Tửtấm gương về tình thương của người mẹ, cách dạy con
18Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòngthầy thuốcca ngợi phẩm chất đáng quý của người thầy thuốc vừa có tài, vừa có đức
19Bài học đường đời đầu tiênDế Mèn, Dế Choắt, chị CốcKhuyên răn tính sốc nổi, kiêu căng có thể gây hậu quả lớn
20Bức tranh của em gái tôihai anh em Kiều Phươngca ngợi những người có lòng nhân hậu, tâm hồn trong sáng
21Vượt thácdượng Hương Thưtruyền lại tình yêu thiên nhiên và đất nước và dáng vẻ hùng dũng của con người
22Buổi học cuối cùngthầy Ha-men và Phrăngtình yêu đất nước qua tình yêu tiếng nói mẹ đẻ

Câu 4 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tự chọn ba nhân vật mà em thích nhất. Lí do em yêu thích có thể là có phép lạ giúp đỡ người khác, tài giỏi, ...

Câu 5 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Điểm giống nhau về phương thức biểu đạt của truyện trung đại, truyện dân gian và truyện hiện đại: sử dụng văn tự sự, miêu tả, biểu cảm để diễn đạt nội dung; dùng lời kể và tính cách của nhân vật; dùng chi tiết tiêu biểu để thể hiện tính cách nhân vật.

Câu 6 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Văn bản thể hiện truyền thống yêu nướcVăn bản thể hiện tấm lòng nhân ái

- Sông nước Cà Mau

- Buổi học cuối cùng

- Đêm nay Bác không ngủ

- Lượm

- Cây tre Việt Nam

- Lòng yêu nước

- Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử