Treo biển (trang 125 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)
Một cửa hàng bán cá treo tấm biển có dòng chữ “Ở đây có bán cá tươi”. Cứ nghe những người đi qua bình phẩm, cửa hàng lại bỏ bớt đi một, hai chữ. Dần dần chỉ còn lại mỗi chữ “Cá”, vậy mà vẫn còn có người đi qua đường góp ý. Cuối cùng cửa hàng đã cất luôn tấm biển đi.
Đọc hiểu văn bảnCâu 1 (trang 125 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Nội dung của tấm biển có bốn yếu tố:
- “Ở đây”: vị trí, địa điểm.
- “có bán”: hoạt động bán của cửa hàng.
- “cá”: loại mặt hàng cửa hàng bán.
- “tươi”: chất lượng của hàng hóa.
Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Có bốn người góp ý về cái biển, các ý kiến đều có phần thiên về lối bắt bẻ dùng chữ nghĩa không có cơ sở khoa học.
- Ý kiến (1): bình phẩm chữ “tươi” – chữ nói lên chất lượng của hàng hóa – điều mà khách hàng rất quan tâm.
- Ý kiến (2): bỏ chữ “ở đây” nghe có vẻ hợp lí nhưng nó không hợp lý vì tạo sự chú ý của khách.
- Ý kiến (3): bỏ chữ “có bán” – 2 từ rất quan trọng để thể hiện tính chất của kinh doanh là "có bán" chứ không phải mua.
- Ý kiến (4): bỏ chữ “cá” – rất vô lí vì mặt hàng đó là để bán là thứ quan rất trọng nhất trong quảng cáo để người mua biết được thông tin.
Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Những chi tiết gây cười: cắt bỏ dần dần cho tới khi tưởng chừng không còn ai bắt bẻ, cuối cùng đành phải cất đi tấm biển. Lối sống không có chính kiến của ông chủ cửa hàng, chỉ làm cho bản thân tốn công sức và thời gian.
- Cái cười được thể hiện rõ nhất khi cửa hàng treo biển mà không hiểu được ý nghĩa công việc của mình, mất chủ kiến.
Câu 4 (trang 125 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa truyện: Phê phán một cách nhẹ nhàng những người không có chủ kiến khi làm việc, không tự suy xét kỹ khi nghe ý kiến góp ý của người khác. Đưa ra bài học cho mỗi người.
Luyện tậpNên tiếp thu một cách có chọn lọc, các chữ quan trọng nhất không được bỏ đi đó là “bán cá tươi”.
→ Bài học về cách sử dụng từ: Sử dụng đủ số từ cần thiết, không nên dùng những từ thừa và cần dùng đúng từ ngữ để thông tin không bị sai lạc, không để người khác bắt bẻ.