Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt (trang 13 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)
Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Các tiếng: cách, trồng, trọt, chăn, thần, dạy, dân, nuôi, và, cách, ăn, ở.
- Các từ: cách, trồng trọt, chăn nuôi, thần, dạy, dân, và, ăn ở.
Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Tiếng là âm thanh được phát ra. Mỗi tiếng là 1 âm tiết.
- Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa để cấu tạo thành câu.
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ, từ cấu tạo nên câu. 1 tiếng được xem là từ khi nó có nghĩa và cấu tạo nên câu.
Từ đơn và từ phứcCâu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kiểu cấu tạo từ | Ví dụ | ||
---|---|---|---|
Từ đơn | Từ, đấy, chăm, nghề,nước, ta, và, có, tục, ngày, Tết, làm |
||
Từ phức | Từ ghép | chăn nuôi, bánh giầy, bánh chưng | |
Từ láy | trồng trọt |
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Từ láy và từ ghép đều là từ phức:
- Từ ghép là các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
- Từ láy là từ mà các tiếng có quan hệ láy âm.
Luyện tậpCâu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
a. Các từ con cháu, nguồn gốc thuộc kiểu cấu tạo của từ ghép.
b. Các từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc là: gốc tích, cội nguồn,...
c. Các từ ghép chỉ mối quan hệ thân thuộc kiểu anh chị, ông bà, con cháu: cậu mợ, cô dì, anh em, chú bác,...
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép nói về mối quan hệ thân thuộc:
- Theo giới tính: nam trước nữ sau – cha mẹ, ông bà, anh chị... (ngoại trừ: cô chú,... )
- Theo bậc: theo vai vế, người trên trước người dưới sau – mẹ con, ông cháu (ngoại trừ trường hợp: chú bác, cha ông,... )
Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
“bánh + x” với x có thể nêu lên những đặc điểm khác nhau của bánh:
Nêu cách chế biến bánh | (bánh) nướng,rán, nhúng, tráng, … |
Nêu tên các chất liệu của bánh | (bánh) tẻ, tôm,nếp, khoai, gai, khúc, … |
Nêu tính chất của bánh | (bánh) dẻo, xốp, … |
Nêu hình dáng của bánh | (bánh) gối, … |
Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Từ láy thút thít miêu tả tiếng khóc. Tương tự: sụt sùi, nức nở, rưng rức,...
Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Tìm từ láy:
a. Tả tiếng cười: khúc khích, khanh khách, sằng sặc,...
b. Tả tiếng nói: thỏ thẻ, lè nhè, ồm ồm, khàn khàn, léo nhéo,...
c. Tả dáng điệu: ngênh ngang, lom khom, lả lướt, khúm núm, lừ đừ,...
Bài trước: Bánh chưng bánh giầy (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1) Bài tiếp: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt (trang 15 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)