Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (ngắn nhất) > Sơn Tinh, Thủy Tinh (trang 33 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Sơn Tinh, Thủy Tinh (trang 33 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Chia bố cục thành 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu... mỗi thứ một đôi: Vua đã đưa ra điều kiện để kén rể.

- Đoạn 2: tiếp... đành rút quân: Cuộc giao chiến giữa 2 vị thần, Sơn Tinh đã thắng.

- Đoạn 3: còn lại: Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh và sự lý giải về thiên tai, lũ lụt.

Tóm tắt:

Hùng Vương đời thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Thủy Tinh (Thần Nước) và Sơn Tinh (Thần Núi) cùng tới cầu hôn. Nhà vua rất băn khoăn nên đã đưa ra yêu cầu sính lễ, ai mang sính lễ đến trước thì sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đã đến trước, được rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nên nổi giận, dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh dâng nước lên trả thù Sơn Tinh.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Bố cục như đã được chia ở phần trên. Truyện gắn với thời đại dựng nước của dân tộc Việt dưới thời Hùng Vương (cách nay 4000 năm và kéo dài khoảng 2000 năm).

Câu 2:

Nhân vật chính là hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh được miêu tả dựa trên các chi tiết tưởng tượng, kì ảo với ý nghĩa tượng trưng:

- Sơn Tinh: “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay phía tây, …”; bốc đồi, dời núi, “ xây dựng thành lũy đất” tượng trưng cho khát vọng và khả năng chinh phục lũ lụt, thiên tai của nhân dân ta từ thời xưa.

- Thủy Tinh: “hô mưa”, “gọi gió”, làm dông bão khiến đất trời rung chuyển tượng trưng mưa bão, thiên tai uy hiếp tới cuộc sống nhân dân.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai của người dân.

Luyện tập

Câu 1:

Kể lại truyện bằng cách dựa trên phần tóm tắt ở trên.

Câu 2:

Từ truyện ta đã thấy chủ trương xây dựng vàcủng cố đê điều, nghiêm cấm nạn khai thác rừng bừa bãi, trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết, rất quan trọng và cần được sự ủng hộ và nhiệt tình tham gia của toàn xã hội.

Câu 3*:

Một số truyện dân gian có liên quan tới thời đại các vua Hùng: Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Mị Châu – Trọng Thủy, Sự tích trầu cau, Bánh chưng bánh giầy, Sự tích dưa hấu...