Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (ngắn nhất) > Bài học đường đời đầu tiên (trang 10 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)

Bài học đường đời đầu tiên (trang 10 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)

Đoạn trích là một bài học về tính xốc nổi, kiêu căng của anh chàng Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng nhưng tính tình kiêu căng, tự phụ. Vì bày trò trêu chọc chị Cốc mà dẫn tới cái chết oan của Dế Choắt. Từ đó Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên.

a. Truyện kể bằng lời nhân vật Dế Mèn.

Bố cục: chia thành 2 phần

- Phần 1: Từ đầu... sắp đứng đầu thiên hạ rồi: Vẻ bề ngoài và tính tình của Dế Mèn.

- Phần 2: Còn lại: Dế Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Bảng đưa ra các chi tiết miêu tả về hình dáng, hành động và tính cách của nhân vật Dế Mèn. Những tính từ được in nghiêng trong bảng sau.

- Ngoại hình:

+ Ưa nhìn: cường tráng, càng mẫm bóng (mập mạp), vuốt cứngnhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín.

+ Dữ tợn: Đầu... tonổi từng mảng, răng thì đen nhánh, râu dài và uốn cong.

- Hành động:

+ Co cẳng, đạp phanh phách vào những ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ là con nhà võ.

+ Cà khịa với bà con trong xóm.

- Tính cách:

+ bướng, trịnh trọng, khoan thai, hùng dũng, hãnh diện,oai vệ, giỏi, xốc nổi (bốc đồng), tợn (bạo), ghê gớm...

a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động để làm nổi bật nét tính cách của Mèn.

b. Nếu dùng những từ đồng nghĩa để thay thế vào đoạn văn thì sẽ không thể biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như các từ đã được tác giả sử dụng.

c. Tính cách của Dế Mèn: kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng,hung hăng, thích ra oai.

Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt: trịch thượng, coi thường.

- Lời lẽ, giọng điệu của kẻ bề trên, xưng hô “chú mày”.

- Cư xử: không thông cảm, ích kỷ, không bận tâm gì về việc giúp đỡ Dế Choắt.

Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc:

Từ thái độ coi thường, hung hăng, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc mổ Dế Choắt đến chết, Dế Mèn đã thấy sợ hãi và khiếp đảm.

Bài học: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân đấy. ”

Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Hình ảnh các con vật được miêu tả trong truyện với những con người ngoài thực tế xã hội khá giống nhau. Bởi vì tác giả đã miêu tả những con vật này qua mắt nhìn hiện thực. Nhà văn Tô Hoài đã sử dụng các đặc điểm của con người để miêu tả cho các con vật như: đi đứng, nói năng, biết suy nghĩ, … đây chính là sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

Các tác phẩm viết về loài vật tương tự: Khỉ và rùa, Cây khế...

Luyện tập

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đoạn văn cần làm nhấn mạnh vào nội dung: Tâm trạng thương cảm người bạn đã chết do lỗi lầm và những thói xấu của mình, ăn năn, hối hận về những việc làm dại dột đã gây ra.

Có thể tham khảo đoạn văn dưới đây:

Tôi thấy hối hận lắm. Người hàng xóm ốm yếu mà tôi vẫn coi thường ấy, vẫn dửng dưng nay lại phải vì tôi mà phải chết oan, tại cái thói kiêu căng, hống hách của tôi. Tôi giận bản thân mình lắm. Nếu như tôi nghe lời can ngăn của Dế Choắt, không bày trò trêu chọc chị Cốc, nếu như trước đó tôi biết cảm thông cho hòa cảnh của Choắt và giúp đỡ cậu ấy thì có lẽ cơ sự đã không như thế này. Tôi thật dại quá. Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho các cử chỉ ngu ngốc của mình mà thôi. Tôi sẽ không bao giờ quên bài học này, bài học đường đời đầu tiên của tôi được đánh đổi bằng cả mạng sống bạn bè.

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Học sinh tự chia nhóm phân vai đọc.