Tìm hiểu chung về văn tự sự (trang 27 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)
Câu 1:
a. Gặp các trường hợp ấy, người nghe muốn biết 1 câu chuyện, còn người kể sẽ kể 1 câu chuyện.
b. - Các câu chuyện cần phải có một ý nghĩa nào đó. Muốn cho biết bạn Lan là một người bạn tốt thì cần phải kể về các việc làm cụ thể (Lan giúp đỡ bạn khác học tập, chia sẻ kiến thức, …) thì người nghe mới cảm thấy điều mà câu chuyện ấy kể là đúng.
- Nếu người kể chuyện mà không có liên quan đến An hay việc thôi học của An thì câu chuyện đó chưa thực sự có ý nghĩa. Bởi vì người đọc chưa được nghe thông báo về các sự việc ấy, chưa được cắt nghĩa hay giải thích về sự việc.
Câu 2:
Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự cho ta hiểu biết về người anh hùng Gióng thời Hùng Vương thứ sáu, đánh giặc ngoại xâm thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, chí khí anh hùng bảo vệ tổ quốc cho nhân dân.
Liệt kê các sự việc:
- Bắt đầu từ sự ra đời và lớn lên một cách kì lạ của Gióng.
- Gióng ăn nhiều và lớn nhanh như thổi và cưỡi ngựa sắt xông pha ra trận địa đánh tan giặc.
- Kết thúc: Gióng cưỡi ngựa lên núi và cưỡi ngựa sắt bay lên trời.
Đặc điểm của các loại phương thức tự sự: trình bày 1 chuỗi những sự việc, sự việc này dẫn tới sự việc kia sau đó kết thúc, có ý nghĩa.
Luyện tậpCâu 1:
Trong truyện Ông già và Thần Chết, phương thức tự sự được biểu hiện thông qua lời thoại. Câu chuyện đã thể hiện sự nhanh trí, thông minh của con người.
Câu 2:
Bài thơ được viết theo thể tự sự vì nội dung của bài thơ là thuật lại, kể lại một câu chuyện có thứ tự và có kết thúc. Kể lại câu chuyện: Bé Mây rủ mèo con cùng đi đánh bẫy chuột nhắt bằng cá nướng rất ngon và thơm. Cả 2 đều thú vị vì nghĩ đến cảnh sẽ bẫy được con chuột tham ăn nhưng kết quả là bẫy chuột sập, chuột chưa kịp ăn thì mèo ta đã sa vào bẫy.
Câu 3:
Hai văn bản đã cho đều thuộc nội dung tự sự vì cả 2 văn bản đều được sử dụng để trình bày diễn biến sự việc. Tự sự ở đây có vai trò thuật lại những sự việc một cách mạch lạc và hấp dẫn.
Câu 4:
Kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên:
Lạc Long Quân là thần thuộc dòng dõi rồng, một lần lên cạn tiêu diệt yêu quái đã gặp gỡ và kết duyên cùng với Âu Cơ họ Thần Nông xinh đẹp. Sau đó, Âu Cơ đã sinh được một bọc trăm trứng, nở ra được một trăm người con trai. Lạc Long Quân vốn quen sống dưới nước nên đành chia cách Âu Cơ. Năm mươi người con đi theo mẹ lên núi, năm mươi người còn lại theo cha xuống biển, hẹn khi khó khăn sẽ giúp đỡ nhau. Người con trưởng theo Âu Cơ được lập làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập nên nước Văn Lang. Đó là nguồn gốc nước Việt bây giờ.
Câu 5:
Giang nên kể một số thành tích của Minh như thế sẽ tạo sức thuyết phục cao hơn.
Bài trước: Từ mượn (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1) Bài tiếp: Sơn Tinh, Thủy Tinh (trang 33 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)