Ông lão đánh cá và con cá vàng (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)
Chia bố cục thành 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu... kéo sợi: giới thiệu về nhân vật và tình huống của truyện.
- Phần 2: tiếp theo... ý muốn của mụ: Sự đền ơn và lòng tham lam của người vợ.
- Phần 3: còn lại: sự trừng trị của cá vàng.
Tóm tắt:
Có 2 vợ chồng ông lão đánh cá sống nghèo khổ. Một hôm, người chồng đi ra biển đánh cá, sau hai lần không kéo được gì thì lần thứ ba ông kéo được một con cá vàng. Con cá liền kêu van, xin ông thả ra và hứa sẽ đền ơn, ông thả nó ra và không đòi hỏi gì.
Về nhà, ông lão đem chuyện kể cho vợ nghe thì mụ vợ tham lam bắt ông ra biển và đòi cá vàng trả ơn. Lần thứ nhất, bà đòi cái máng cho lợn ăn. Lần thứ hai, là một căn nhà rộng. Lần thứ ba, để mụ vợ được làm nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ đòi được làm nữ hoàng. Đến lần thứ năm, mụ muốn được làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.
Tham vọng của mụ vợ quá cao, cá vàng tức giận, lấy lại tất cả. Ông lão trở về với túp lều nát và mụ vợ bên cái máng sứt mẻ.
Đọc hiểu văn bảnCâu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trong truyện có năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Phép lặp lại sự việc nhưng có tính chất tăng tiến (những đòi hỏi tham lam của người vợ, sự phản ứng của biển cả và thái độ của cá vàng), khắc sâu và tô đậm tính cách của nhân vật.
Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Sự thay đổi cảnh biển qua mỗi lần ông lão gọi cá vàng:
- Lần 1: biển gợn sóng êm ả.
- Lần 2: biển xanh đã gợi sóng.
- Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần 4: Biển dậy sóng mù mịt.
- Lần 5: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến ầm ầm, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Biển xanh cũng phản ứng bằng cách nổi sóng dữ dội dần dần. Vì đó là sự giận dữ không chỉ của riêng cá vàng và còn của cả thiên nhiên của nhân dân trước sự tham lam vô đáy.
Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Lòng tham lam và sự bội bạc của người vợ tăng tiến và có phần quá quắt. Sự bội bạc đó với chồng là tăng lên một cách rõ rệt. (Lần 1) mắng đồ ngốc → (lần 2) đồ ngu, quát lớn hơn → (Lần 3) la mắng như tát nước vào mặt → (Lần 4) mụ nổi cơn lôi đình rồi tát vào mặt ông lão, sau khi làm nữ hoàng thì đuổi ông lão đi và để mọi người chế giễu → (lần 5) nổi cơn thịnh nộ và bắt ông lão đến, ra lệnh.
Sự bội bạc đã đi tới tột cùng khi lòng tham của mụ vợ vượt quá giới hạn – mụ đòi được làm Long Vương để cá vàng hầu hạ. Nhờ ông lão mà mụ mới có được tất cả nhưng mụ lại xem chồng như chướng ngại vật, muốn gạt ông ra để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.
Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kết thúc câu chuyện bằng hình ảnh “túp lều rách nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi đó trước cái máng lợn sứt mẻ”.
Ý nghĩa: nói lên ước mơ về công lí và công bằng của nhân dân. Cuộc sống của ông lão trở về bình yên, với mụ vợ đó là sự trừng phạt thích đáng.
Câu 5 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Cá vàng trừng trị mụ vợ vì thói tham lam và bội bạc. Cá vàng chính là biểu tượng của lòng biết ơn với những tấm lòng nhân hậu mỗi khi gặp khó khăn. Cá vàng chính là biểu tượng về ước mơ công lí và hạnh phúc của con người.
Luyện tậpCâu 1* (trang 97 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Có thể đặt tên cho chuyện là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Vì mụ vợ và cá vàng là hai nhân vật chính của câu chuyện, ông lão chỉ là nhân vật phụ. Mạch truyện được triển khai theo mức độ tăng tiến lòng tham của mụ vợ.
- Nhan đề Ông lão đánh cá và con cá vàng tô đậm tính thiện lương của con người. Hai nhân vật đều là biểu tượng cho công lí, cho lòng tốt – là phương diện đặc trưng của truyện cổ tích.
Bài trước: Ngôi kể trong văn tự sự (trang 89 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1) Bài tiếp: Thứ tự kể trong văn tự sự (trang 97 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)