Ôn tập văn miêu tả (trang 120 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)
Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cái hay và độc đáo của đoạn văn đã cho là ở:
- Dùng từ biểu cảm chỉ màu sắc, hình dáng: tròn trĩnh, quả trứng hồng hào, ...
- Dùng hình ảnh so sánh có tính gợi tả, vẻ tráng lệ và sang trọng.
Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Mở bài: Giới thiệu thời gian và địa điểm ngắm hoa.
Thân bài:
- Cái nhìn chung về đầm sen.
- Tả thiên nhiên: trời, mây, gió, mặt nước...
- Tả chi tiết đầm sen: thân sen, lá sen, búp, hoa (những cánh hoa mềm và mịn), nhị sen vàng,...
- Hoạt động con người: chèo thuyền, hái sen,..
Kết bài: Suy nghĩ và cảm xúc của bản thân em.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Miêu tả về một em bé bụ bẫm, ngây thơ đang tập nói, tập đi, có thể lựa chọn các chi tiết tiêu biểu (thứ tự từ hình dáng cho đến tính cách, hành động):
- Hình dáng: độ tuổi, dáng vẻ (mập mạp, bụ bẫm), làn da (hồng hào, trắng mịn), mái tóc (xoăn, mỏng tơ),...
- Tính nết, hành động: ngoan ngoãn, hiếu động, cách tập đi, tập nói...
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài học đường đời đầu tiên | Buổi học cuối cùng | |
Đoạn văn miêu tả | Cái chàng Dế Choắt... nhiều ngách như hang tôi. | Tôi bước qua một ghế dài... thanh tra hoặc phát phần thưởng. |
Đoạn văn tự sự | Tôi chạy chui tọt vào hang... không chui nổi vào tổ của tao đâu! | Khi đi qua trước trụ sở xã... chuyện gì nữa đây? ” |
Liên tưởng, ví von, so sánh độc đáo | - Những ngọn cỏ gẫy rạp, giống như có nhát dao sắc vừa lia qua. - Hai cái răng đen nhánh... | - Những tờ mẫu... như những lá cờ nhỏ... |
Dấu hiệu nhận ra đoạn văn tự sự và miêu tả:
- Đoạn văn miêu tả: tạo ra sự hình dung thường là về ngoại hình, có sử dụng yếu tố quan sát, trí tưởng tượng, ví von.
- Đoạn văn tự sự: sự kể lại, tái hiện lại câu chuyện thông qua lời kể tác giả hoặc nhân vật.
Bài trước: Câu trần thuật đơn không có từ (trang 119 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2) Bài tiếp: Viết bài làm văn số 7: Văn miêu tả sáng tạo (trang 122 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)