Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (ngắn nhất) > Lòng yêu nước (trang 108 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)

Lòng yêu nước (trang 108 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)

Chia bố cục:

- Đoạn 1: Từ đầu... lòng yêu Tổ quốc: đúc rút ra chân lí về lòng yêu nước – yêu từ những đồ vật tầm thường nhất.

- Đoạn 2: còn lại: Sức mạnh của lòng yêu nước.

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đại ý bài văn:

Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, tha thiết, thể hiện một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu chính là lòng yêu những thứ tầm thường nhất... ”

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn văn từ đầu đến lòng yêu Tổ quốc:

a. Câu mở đầu: Lòng yêu nước ban đầu chính là lòng yêu những thứ tầm thường... có hơi rượu mạnh.

Câu kết đoạn: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở thành lòng yêu Tổ quốc.

b. Trình tự lập luận trong đoạn (tổng – phân - hợp):

- Mở đầu: nêu ra nhận định giản dị và dễ hiểu.

- Chứng minh và minh họa cho câu mở đầu bằng các dẫn chứng cụ thể (đặt “lòng yêu nước” trong những khó khăn và thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc).

- Kết đoạn bằng một câu bao quát hết nội dung của câu mở đoạn.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Người dân Xô viết tại mỗi vùng nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:

Người dân vùng Vẻ đẹp tiêu biểu mà họ nhớ đến
vùng Bắc cánh rừng bên dòng Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng.
U-crai-na bóng thùy dương, cài bằng lặng của trưa hè vàng ánh.
xứ Gru-di-a khí trời núi cáo, tiếng chào tạm biệt.
ở thành Lê-nin-grat dòng Nê-va, những tượng đồng, phố phường.
Mát-xcơ-va phố cũ, phố mới, điệm Krem-li, tháo cổ,...

Nhận xét: Chọn lọc được nhũng nét đẹp riêng biệt, tiêu biểu của mỗi vùng.

Câu 4 (trang 109 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Câu văn thâu tóm chân lí: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Luyện tập

Khi nói về vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình, cần chú ý các điểm: lịch sử, địa lí, văn hóa, điểm nổi bật nhất mà những người đi xa luôn nhớ về, tình cảm của em, ...