Em bé thông minh (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)
Chia bố cục thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu... lỗi lạc): Vua sai quan sứ đi tìm người hiền tài.
- Phần 2 (tiếp... láng giềng): Những khó khăn và thử thách đã chứng tỏ sự thông minh của cậu bé.
- Phần 3 (còn lại): Cậu bé làm trạng nguyên.
Tóm tắt:
Một ông vua sai viên quan đi khắp đất nước để tìm người hiền tài. Viên quan ấy đi đến đâu cũng ra các câu đố hóc búa để thử tài.
Một hôm, thấy 2 cha con người nông dân đang làm ruộng, vị quan hỏi 1 câu hỏi khó “trâu của lão cày 1 ngày được mấy đường? ”. Cậu con trai của lão nông dân đã nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Nhận ra cậu bé là người có tài, viên quan quay về báo vua. Vua đã tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó nuôi trâu đực đẻ ra trâu con. Cậu bé đã nghĩ ra cách để cứu dân làng. Lần thử tài sau, cậu bé đã vượt qua thử thách khiến vua vô cùng nể phục.
Vua láng giềng có ý định xâm lược, muốn dò xét nhân tài của nước ta, sai sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài rồi ra câu đố xâu sợi chỉ qua. Cả triều không ai có thể tìm ra cách, vua tìm đến cậu bé. Cậu bé thông minh đã chỉ ra cách giải, giúp đất nước tránh được 1 cuộc chiến. Vua phong cậu bé thông minh làm trạng nguyên.
Đọc hiểu văn bảnCâu 1* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hình thức sử dụng câu đố để thử tài nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích. Vừa tạo ra sự hấp dẫn, cuốn hút cho người đọc, lại tạo ra những tình huống phát triển cốt truyện đơn giản tới phức tạp, đồng thời để thể hiện tài năng và trí tuệ hơn người của nhân vật.
Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Sự thông minh đã được thử thách qua 4 lần:
- Lần 1: viên quan ra câu hỏi về đường cày của trâu.
- Lần 2: đố nuôi trâu đực đẻ ra trâu con.
- Lần 3: thịt 1 con chim sẻ thành 3 cỗ bàn thức ăn.
- Lần 4: đố xâu sợi chỉ mềm qua ruột một con ốc quắn dài.
Các thử thách ngày thêm khó. Vì vị trí quan trọng của người đố có sự tăng dần, người giải đố cũng dần rộng hơn, và mức khó cũng tăng lên càng thể hiện sự thông minh của cậu bé.
Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Sự lí thú ở các cách giải đố: Sử dụng các kiến thức ngay trong đời sống thực tế, tạo nên sự ngạc nhiên và sự thán phục cho mọi người.
- Lần 1: đố lại viên quan.
- Lần 2: dùng lí lẽ của vua để vua phải thừa nhận sự phi lí.
- Lần 3: đố lại để làm khó nhà vua.
- Lần 4: dùng kinh nghiệm dân gian để giải câu đố của sứ giả.
Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa truyện: Ca ngợi và đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (trong câu đố và cách giải câu đố); truyện tạo ra tiếng cười vui vẻ và bất ngờ.
Luyện tậpCâu 2* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy kể 1 câu chuyện "Em bé thông minh" mà em đã biết.
Câu chuyện Em bé thông minh, có thể tham khảo: thần đồng Quốc Chấn, trạng Quỳnh,...
Bài trước: Chữa lỗi dùng từ (trang 68 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1) Bài tiếp: Chữa lỗi dùng từ - tiếp theo (trang 75 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)