Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (ngắn nhất) > Động từ (trang 145 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Động từ (trang 145 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Câu 1 + 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các động từ có trong câu:

a. đến, đi, ra, hỏi

b. lấy, làm, lễ

c. xem, cười, bảo, treo, có, bán, phải, đề

→ Những động từ chỉ trạng thái, hoạt động của sự vật.

Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Điểm khác của động từ với danh từ:

- Về các từ xung quanh: động từ thường kết hợp với những từ như: cũng, hãy, đang, chớ, đừng, đã, đang, sẽ, vẫn,... tạo nên cụm động từ.

- Khả năng làm vị ngữ: động từ thường làm bộ phận vị ngữ, danh từ thường làm bộ phận chủ ngữ.

Các loại động từ chính
Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi Làm gì? vấp, ngồi,
đi, chạy,
đứng,...
Trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào? toan, định, dám, sẽ, muốn, có thể,... buồn, vui, yêu,...

Câu 2 (trang 146 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Một số động từ tương tự

- Động từ tình thái: Cần, có thể, không thể, nên, phải,...

- Động từ chỉ hành động (làm gì? ): Đánh, nhà, suy nghĩ, cho, biếu...

- Động từ chỉ trạng thái (Làm sao? Thế nào? ): Vỡ, bị, được, bẻ, nhức nhối,...

Luyện tập

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Động từ trong truyện cười Lợn cưới, áo mới:

- Động từ chỉ trạng thái, hành động: chạy, giơ, bảo, thấy, may, mặc, đem, đi, hỏi, tức tối, tất tưởi, ...

- Động từ tình thái: đem, hay, ...

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu chuyện gây cười ở tính keo kiệt của anh chàng trong truyện. Cách dùng động từ “cầm” và “đưa” là để thể hiện 2 ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. “Cầm” là nhận gì đó từ người khác, còn “đưa” có nghĩa là trao cho người khác.