Con Rồng cháu Tiên (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)
Bố cục chia thành 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu... Long Trang: giới thiệu về nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Phần 2: tiếp theo... lên đường: việc sinh con và chia con.
- Phần 3: còn lại: việc thành lập nước Văn Lang và nguồn gốc của dân tộc Việt.
Tóm tắt:
Lạc Long Quân là một vị thần thuộc nòi rồng, một lần lên cạn tiêu diệt yêu quái đã gặp gỡ và kết duyên cùng với Âu Cơ họ Thần Nông. Sau đó, Âu Cơ đã đẻ ra một bọc 100 trứng, nở ra 100 người con trai. Lạc Long Quân vốn quen sống dưới nước nên đành chia cách Âu Cơ. Năm mươi người con theo Âu Cơ lên núi, năm mươi theo Lạc Long Quân xuống biển, hẹn khó khăn sẽ giúp đỡ lẫn nhau. Người con trưởng đi theo Âu Cơ được lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, thành lập nước Văn Lang. Đó là nguồn gốc của dân tộc Việt bây giờ.
Đọc hiểu văn bảnCâu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Về nguồn gốc và hình dạng Lạc Long Quân và Âu Cơ:
- Lạc Long Quân có nòi rồng, là con trai của thần Long Nữ. Thân mình rồng, thường sống ở dưới nước, sức khỏe vô địch và có tài diệt yêu trừ ma.
- Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp.
Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Kết duyên và đẻ bọc một trăm trứng: nước – cạn là 2 môi trường sống hoàn toàn tách biệt; bọc trăm trứng nở ra một trăm người con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi.
- Lạc Long quân và Âu Cơ chia con và hẹn rằng khi có khó khăn sẽ giúp đỡ lẫn nhau, đây chính là sự phát triển của cộng đồng mở mang đất nước.
- Theo truyện, người Việt Nam là con cháu của vua Hùng, có nguồn gốc rồng tiên.
Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết hư cấu và hoang đường, được sáng tạo ra có chủ đích. Những chi tiết này tạo sự hấp dẫn, mang màu sắc thần thoại, tô đậm tính kì lạ và cao quý của nhân vật, suy rộng ra nguồn gốc của Rồng Tiên của dân tộc Việt.
Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa câu chuyện: giải thích và tôn vinh nguồn gốc cao đẹp của dân tộc Việt, đồng thời thể hiện ước nguyện đoàn kết dân tộc anh em trên khắp mọi miền tổ quốc.
Luyện tậpCâu 1* (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Một số truyện các dân tộc khác ở Việt Nam cũng có mục đích giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên:
- Quả trứng to nở ra con người của dân tộc Mường.
- Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ Mú.
Sự giống nhau đó đã cho thấy sự tương đồng trong cách giải thích về nguồn gốc và sự giao thoa văn hóa giữa các tộc người trên nước ta.
Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Xem lại phần tóm tắt ở bên trên.
Bài tiếp: Bánh chưng bánh giầy (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)