Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Địa Lí 12 (ngắn nhất) > Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên - Giải BT Đia lí 12

Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên - Giải BT Đia lí 12

Phần 1: Câu hỏi thảo luận

Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 37 trang 167: Đọc bản đồ Hành chính Việt Nam và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, em hãy phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên.

Giải đáp:

Ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên:

- Tây Nguyên giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, liền kề với Đông Nam Bộ, giáp Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

- Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

- Về mặt kinh tế: Tây Nguyên có mối quan hệ chặt chẽ với Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (các tuyến đường Đông - Tây với các cảng biển là lối thông ra biển của Tây Nguyên).

- Về chính trị: Trong quan hệ với vùng ba biên giới Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia, Tây Nguyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng về quốc phòng.

Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 37 trang 168: Đọc Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy xác định các vùng đất badan và đối chiếu với các vùng phân bố cây công nghiệp ở Tây Nguyên.

Giải đáp:

Các vùng đất badan và đối chiếu với các vùng phân bố cây công nghiệp ở Tây Nguyên cụ thể như sau:

- Kon Tum: Cà phê

- Plei Ku: Cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, bông, thuốc lá, đậu tương, lạc, mía.

- Đăk Lăk: Cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, bông, mía.

- Lâm Viên: Cà phê

- Mơ Nông: Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, lạc.

- Di Linh: Cà phê, chè.

Phần 2: Câu hỏi và bài tập

Bài 1 trang 173 Địa Lí 12: Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên?

Giải đáp:

Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên là:

a. Điều kiện tự nhiên

- Thuận lợi:

+ Đất badan màu mỡ, tài nguyên khí hậu tạo tiềm năng to lớn về nông, lâm nghiệp.

+ Khí hậu:

• Cận xích đạo thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp.

• Khí hậu có sự phân hóa rõ ràng theo độ cao, trên các cao nguyên trên 1000 m khí hậu mát, thích hợp trồng các cây cận nhiệt, ôn đới (chè).

+ Tài nguyên rừng giàu có:

• Vào đầu thập kỉ 90, mật độ rừng che phủ lên tới 60% diện tích lãnh thổ và chiếm 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.

• Còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều loài chim và thú quý hiếm (voi, bò tót, gấu... ).

+ Khoáng sản: bôxit có trữ lượng hàng tỉ tấn.

+ Trữ năng thuỷ điện khá, trên các sông như Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai.

- Khó khăn:

+ Mùa khô kéo dài dẫn tới tình trạng thiếu nước.

+ Tài nguyên rừng đang suy giảm.

b. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Là vùng thưa dân nhất nước ta, là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người với truyền thống văn hoá độc đáo.

- Khó khăn:

+ Thiếu lao động lành nghề và những cán bộ khoa học kĩ thuật.

+ Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ chưa biết đọc, biết viết còn cao.

+ Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật.

+ Công nghiệp trong vùng mới đang trong giai đoạn hình thành, vói các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp.

Bài 2 trang 173 Địa Lí 12: Em hãy trình bày các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này.

Giải đáp:

a. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên:

- Điều kiện tự nhiên.

+ Đất:

• Đất badan có diện tích khá lớn, có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng.

• Đất phân bố trên các cao nguyên xếp tầng, địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các vùng chuyên canh cây cà phê trên quy mô lớn.

+ Khí hậu:

• Mang tính chất cận xích đạo, có một mùa mưa và một mùa khô kéo dài => thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê.

• Mùa mưa cung cấp nước, mùa khô thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

+ Tài nguyên nước: có hệ thống sông ngòi, nguồn nước ngầm có giá trị trong việc cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng chuyên canh.

+ Khó khăn: Mùa khô kéo dài gấy ra tình trạng thiếu nước cho tưới tiêu.

- Điều kiện kinh tế – xã hội

+ Dân cư, nguồn lao động: Đông, có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cà phê.

+ Cơ sở vật chất: Các cơ sở chế biến cà phê được phát triển rộng rãi.

+ Thị trường trong và ngoài nước mở rộng, đặc biệt nhu cầu xuất khẩu cà phê lớn.

+ Nhà nước có chính sách phát triển cây cà phê.

+ Khó khăn:

• Trình độ lao động còn thấp kém, thiếu những lao động lành nghề, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

• Công nghiệp chế biến còn nhỏ bé.

• Thị trường chưa ổn định.

b. Các khu vực chuyên canh cà phê

- Cà phê, chè được trồng nhiều trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn như: Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng.

- Cà phê vối được trồng chủ yếu vùng nóng hơn, tiêu biểu là ở Đắk Lắk.

c. Các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê

- Quy hoạch các vùng chuyên canh cây cà phê: Việc mở rộng diện tích cà phê phải có kế hoạch và cơ sở khoa học đi đôi với bảo vệ vốn rừng.

- Phải đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho cây trong mùa khô.

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

- Có chính sách ưu đãi đối với vùng sản xuất cà phê.

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cây cà phê.

- Thực hiện chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chế biến cà phê.

- Tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các vùng chuyên canh cây cà phê, xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến gắn với các vùng chuyên canh cà phê, đẩy mạnh xuất khẩu.

Bài 3 trang 173 Địa Lí 12: Vì sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?

Giải đáp:

Trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng, vì:

+ Rừng có vai trò cân bằng sinh thái (bảo vệ nguồn nước ngầm, chống xói mòn đất, điều hòa khí hậu) và hạn chế lũ lụt cho các vùng đồng bằng.

+ Tây Nguyên là một “kho vàng xanh” của cả nước.

- Tuy nhiên thực trạng:

+ Tài nguyên rừng đang bị suy giảm:

+ Cuối thập kỉ 80 – 90 sản lượng gỗ khai thác hàng năm từ 600 – 700 nghìn m3. Hiện nay chỉ còn khoảng 200 – 300 nghìn m3/ năm.

+ Nạn phá rừng gia tăng, làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng, giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa đến môi trường sống của các loài chim quý, thú quý, hạ mực nước ngầm về mùa khô.

+ Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến.

+ Một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu.

- Vì vậy, khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng.

Bài 4 trang 173 Địa Lí 12: Em hãy chứng minh rằng thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Giải đáp:

- Thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang được phát huy như sau:

+ Hàng loạt Công trình, thuỷ điện lớn đã và đang được xây dựng.

+ Công trình thuỷ điện Y-a-ly (công suất 720MW) trên sông Xê Xan. Bốn nhà máy thuỷ điện khác được xây dựng ngay những năm sau đó là Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 (ở phía hạ lưu của thuỷ điện Yaly) và Plây Krông (thượng lưu cùa Y-a-ly).

+ Trên dòng sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thuỷ điện đã được quy hoạch, với tổng công suất lắp máy trên 600MW, cụ thể:

• Thuỷ điện Buôn Kuôp (280MW).

• Thuỷ điện Buôn Tua Srah (85MW).

• Thuỷ điện Xrê Pôk 3 (137MW).

• Thuỷ điện Xrê Pôk 4 (33MW).

• Thuỷ điện Đức Xuyên (58MW).

• Thuỷ điện Đrây Hơ-linh đã được mở rộng lên 28MW.

+ Trên hệ thống sông Đồng Nai, công trình thủy điện Đại Ninh có công suất 300MW, Đổng Nai 3 công suất 180MW, Đồng Nai 4 công suất 340MW đang được xây dựng.

- Điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

+ Các công trình thuỷ điện tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp của vùng phát triển, trong đó có khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit (cần rất nhiều điện).

+ Các hổ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.