Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Địa Lí 12 (ngắn nhất) > Địa Lí 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta - Giải BT Đia lí 12

Địa Lí 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta - Giải BT Đia lí 12

Phần 1: Câu hỏi thảo luận

Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 21 trang 88: Em hãy lấy các ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ do sự phân hoá khí hậu ở nước ta.

Giải đáp:

Sự phân hoá mùa vụ do sự phân hoá khí hậu ở nước ta như sau:

- Sự khác biệt mùa vụ giữa miền Bắc và miền Nam

+ Đồng bằng sông Hồng:

• Có 2 vụ lúa chính đó là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa.

• Có vụ đông trồng các cây rau ôn đới.

+ Đồng bằng sồng Cửu Long:

• Có 2 vụ lúa chính trong năm đó là vụ lúa đông xuân và vụ lúa hè thu.

• Có thêm vụ lúa mùa nhưng diện tích không đáng kể.

- Sự khác biệt mùa vụ giữa đồng bằng và miền núi

+ Ở đồng bằng chủ yếu là 2 vụ lúa đông xuân và hè thu. Riêng ở đồng bằng sông Hồng còn có vụ đông.

+ Ở miền núi chủ yếu là vụ cây hoa màu, mỗi năm thường có 2 vụ chính. Ngoài ra, còn có nhiều cây trồng trái vụ. Miền núi phía Bắc vào mùa đông lạnh có thể trồng được các loại cây rau màu ôn đới có giá trị cao

Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 21 trang 88: Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý những điều gì?

Giải đáp:

Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý:

- Bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi và suy thoái đất.

- Áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 21 trang 91: Em hãy quan sát bảng 21 và rút ra nhận xét về cơ cấu hoạt động kinh tế nông thôn ở nước ta.

Giải đáp:

Nhận xét:

- Số hộ nông thôn theo ngành nông - lâm - thuỷ sản giảm từ 80,9% (năm 2001) xuống còn 71,0% (năm 2006).

- Tỉ lệ hộ công nghiệp - xây dựng tăng khá mạnh, tăng từ 5,8% (năm 2001) lên 10,0% (năm 2006).

- Tỉ lệ hộ dịch vụ cũng tăng từ 10,6% (năm 2001) lên 14,8 (năm 2006).

- Trong cơ cấu kính tế nông thôn, các hoạt động phi nông nghiệp đang đóng vai trò ngày càng cao.

Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 21 trang 91: Quan sát hình 21 rồi đưa ra nhận xét về sự phân hoá không gian của cơ cấu kinh tế nông thôn.

Giải đáp:

Nhận xét:

- Các tỉnh thuần nông có tỉ lệ của nông, lâm, thuỷ sản trong cơ cấu nguồn thu của hộ nông thôn cao (đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên).

- Các tỉnh cơ cấu kinh tế nông thôn đã chuyển biến theo hướng đa dạng hoá, phát triển nhiều ngành nghề phi nông nghiệp tỉ lệ này giảm, chủ yếu là ven các thành phố lớn (đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ... ).

Phần 2: Câu hỏi và bài tập

Bài 1 trang 92 Địa Lí 12: Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì? Em hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

Giải đáp:

Những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới:

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hóa rõ rệt ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ cũng như cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

+ Miền núi và trung du có thế mạnh trồng cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

+ Ở đồng bằng thuận lợi trồng cây ngắn ngày, thâm canh tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.

- Khó khăn:

+ Tính bấp bênh của nông nghiệp nhiệt đới.

+ Khó khăn trong phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi.

+ Tính mùa vụ khắt khe trong sản xuất nông nghiệp.

- Nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới, cụ thể:

+ Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

+ Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng trong việc đưa các giống cây ngắn ngày, chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lũ hay hạn hán.

+ Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.

+ Việc trao đổi nông sản khắp các vùng trong cả nước diễn ra thuận lợi, nhờ thế mà hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.

+ Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu: rau cao cấp vụ đông xuất khẩu sang các nước cùng vĩ độ, hoa quả đặc sản nhiệt đới của các vùng miền, các loại cây công nghiệp cho giá trị cao.

Bài 2 trang 92 Địa Lí 12: Em hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá.

Giải đáp:

Nền nông nghiệp cổ truyềnNền nông nghiệp hàng hóa
Quy mô - Sản xuất quy mô nhỏ, công cụ thủ công - Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại.
Hiệu quả mang lại - Năng xuất lao động thấp - Năng suất lao động cao
Phương thức canh tác - Sản xuất tự cung, tự cấp, đa canh là chính - Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông – công nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm - Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng - Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận.
Phân bố

- Nhiều nơi trên cả nước.

- Tập trung ở các vùng còn gặp nhiều khó khăn.

- Nhiều nơi ở trên một số vùng.

- Tập trung ở các vùng có nhiều điều kiện thuận lợi.


Bài 3 trang 92 Địa Lí 12: Phân tích bảng số liệu để thấy rõ đặc điểm cơ cấu trang trại của cả nước và 2 vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số loại trang trại tiêu biểu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006.

Giải đáp:

- Ở Đông Nam Bộ:

+ Trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng lớn nhất (nơi đây có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm).

+ Tiếp đến là trang trại chăn nuôi (nguồn thức ăn thuận lợi và nhu cầu thực phẩm rất lớn của các trung tâm công nghiệp, thành phố lớn).

- Ở Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Trang trại nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng lớn nhất (nhiều điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản.

+ Tiếp đến là trang trại trồng cây hàng năm, phát triển dựa trên các điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu và nhu cầu.