Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Địa Lí 12 (ngắn nhất) > Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp - Giải BT Đia lí 12

Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp - Giải BT Đia lí 12

Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Bài 1 trang 128 Địa Lí 12: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 29.1. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế)

(Đơn vị: tỷ đồng)

Thành phần kinh tế 1996 2005
Nhà nước 74161 249085
Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể)35682 308854
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài39589 433110

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005. Nêu nhận xét.

Giải đáp:

a. Vẽ biểu đồ

- Thể loại biểu đồ: hình tròn

- Đơn vị vẽ: %

- Bảng xử lí số liệu:

Bài 1 trang 128 Địa Lí 12 ảnh 1

b. Nhận xét

- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta có sự chuyển dịch qua các năm.

- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nhà nước có xu hướng ngày càng giảm: 49,6% (năm 1996) xuống 25,1% (năm 2005), giảm 24,5%.

- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài nhà nước tăng khá nhanh: chiếm 23,9% (năm 1996) lên 31,2% (năm 2005), tăng 7,3%.

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh: 26,5% (năm 1996) lên 43,7% (năm 2005), tăng 17,2%.

• Xu hướng chuyển dịch của cơ cấu kinh tế phù hợp với tình hình phát triển chung của thị trường.

- Giải thích:

+ Do chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Chính sách phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hóa cơ cấu.

Bài 2 trang 128,129 Địa Lí 12: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 29.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ

(Đơn vị: %)

Vùng kinh tế 1996 2005
Đồng bằng sông Hồng 17,1 19,7
Trung du và miên núi Bắc Bộ 6,94,6
Bắc Trung Bộ 3,2 2,4
Duyên hải Nam Trung Bộ 5,3 4,7
Tây Nguyên 1,3 0,7
Đông Nam Bộ 49,6 55,6
Đồng bằng Sông Cửu Long11,2 8,8
Không xác định 5,4 3,5

Hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta năm 1996 và năm 2005.

Giải đáp:

Nhận xét:

- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp có sự chênh lệch giữa các vùng trong cả nước.

+ Vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất là: Đông Nam Bộ 55,6% (năm 2005), tiếp sau là đồng bằng sông Hồng 19,7% (năm 2005).

+ Vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp nhỏ nhất là: Tây Nguyên 0,7% (năm 2005).

- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp có sự chuyển dịch qua các năm.

+ Các vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng là: Đông Nam Bộ (tăng 6%), Đồng bằng sông Hồng (tăng 2%).

+ Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng, trong đó giảm mạnh là đồng bằng sông Cửu Long (giảm 3%).

Bài 3 trang 129 Địa Lí 12: Dựa vào hình 26.2 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.

Giải đáp:

Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước, vì:

- Vị trí địa lí

+ Giáp với các vùng có nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển công nghiệp.

• Tây Nguyên là vùng nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản.

• Duyên hải miền Trung: vùng nguyên liệu thủy sản và cây công nghiệp.

• Đồng bằng sông Cửu Long: vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước.

+ Giáp Campuchia: vừa là vùng cung cấp nguyên liệu, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp lớn cho vùng Đông Nam Bộ.

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

⇒ Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

- Tài nguyên thiên nhiên

+ Khoáng sản:

• Dầu khí trên vùng thềm lục địa, quặng bôxit.

• Sét, đá xây dựng cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ; cát trắng làm thủy tinh…

• Có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản: cây công nghiêp, thủy hải sản…

- Điều kiện kinh tế – xã hội

+ Dân cư và nguồn lao động

• Dân số đông -> tạo nguồn lao động dồi dào.

• Thu hút lượng lao động có tay nghề và chuyên môn cao.

• Nguồn lao động trẻ, năng động, sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường, nhạy bén trong tiếp thu kĩ thuật, công nghệ mới.

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: Là nơi có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

+ Là khu vực có sức hút mạnh về vốn đầu tư trong nước và quốc tế.

+ Tâp trung nhiều KCN ở TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai…