Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Địa Lí 12 (ngắn nhất) > Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Giải BT Đia lí 12

Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Giải BT Đia lí 12

Phần 1: Câu hỏi thảo luận

Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 14 trang 58: Em hãy đưa ra nhận xét về biến động diện tích rừng qua giai đoạn 1943 - 1983 và 1983 - 2006. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó.

Giải đáp:

- Giai đoạn từ năm 1943 – 1983:

+ Diện tích rừng trồng 0,4 triệu ha (1983).

+ Diện tích rừng tự nhiên giảm từ 14,3 triệu ha (năm 1943) xuống còn 6,8 triệu ha (năm 2005), giảm 7,5 triệu ha.

+ Tổng diện tích có rừng giảm từ 14,3 triệu ha (1943) xuống còn 7,2 triệu ha (1993), giảm 7,1 triệu ha.

+ Độ che phủ rừng cũng giảm theo từ 43,0% (năm 1943) xuống còn 22,0% (năm 1983), giảm 21,0%.

+ Nguyên nhân:

• Do khai thác, chặt phá rừng bừa bãi.

• Do tập tục di canh di cư

• Do mở rộng diện tích đất nông nghiệp

• Do cháy rừng

• Do chiến tranh

- Giai đoạn từ năm 1983 – 2005:

+ Diện tích rừng trồng tăng từ 0,4 triệu ha (1983) lên 2,5 triệu ha (2005), tăng 2,1 triệu ha.

+ Diện tích rừng tự nhiên tăng từ 6,8 triệu ha lên 10,2 triệu ha.

+ Tổng diện tích có rừng tăng từ 7,2 triệu ha lên 12,7 triệu ha, tăng 5,5 triệu ha.

+ Độ che phủ rừng tăng từ 22,0% (1983) lên 38,0% (2005), tăng 16%.

+ Nguyên nhân: Do đẩy mạnh công tác bảo hộ và trồng mới rừng.

Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 14 trang 59: Sự suy giảm đa dạng sinh vật của nước ta biểu hiện ở những mặt nào?

Giải đáp:

- Sự suy giảm đa dạng sinh vật của nước ta biểu hiện ở ba mặt:

+ Thành phần loài.

+ Nguồn gen.

+ Kiểu hệ sinh thái.

Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 14 trang 59: Nguyên nhân nào đã làm suy giảm số lương loài động, thực vật tự nhiên?

Giải đáp:

Nguyên nhân làm suy giảm số lương loài động, thực vật tự nhiên:

- Do tác động của con người (khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy; khai thác bằng các biện pháp hủy diệt, …)

- Do cháy rừng, ô nhiễm môi nường (nước, đất, …).

Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 14 trang 60: Nhà nước ta đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta?

Giải đáp:

Nhà nước ta đã thực hiện những biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học như sau:

- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Năm 1986 có: 87 khu với 7 vườn quốc gia.

+ Năm 2007 có:

• 30 vườn quốc gia.

• 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài – sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

- Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”. Để bảo vệ nguồn gen quí hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng

- Quy định việc khai thác:

+ Cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non.

+ Cấm gây cháy rừng.

+ Cấm săn bắn động vật trái phép.

+ Cấm dùng chất bổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột.

+ Cấm gây độc hại cho môi trường nước.

Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 14 trang 60: Em hãy nêu các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất ở nước ta. Nêu các biện pháp bảo vệ đất đồi núi và cải tạo đất đồng bằng.

Giải đáp:

- Biểu hiện suy thoái tài nguyên đất như sau:

+ Ở đồng hằng: đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn; đất bạc màu; đất bị ô nhiễm.

+ Ở miền núi: đất bị bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, …

- Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất đồi núi và cải tạo đất đồng bằng.

+ Đối với vùng đồi núi:

• Phải áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng.

• Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp.

• Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.

+ Đối với đồng bằng:

• Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.

• Cần có biện pháp chống ô nhiễm làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp.

• Đối với vùng Duyên hải miền Trung cần có các biện pháp trồng rừng chắn cát bay. Việc xây dựng các cơ cấu cây trồng, vật nuôi với nuôi thủy sản trên vùng đất nhiều cát.

Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 14 trang 61: Em hãy nêu các biện pháp nhằm đảm bảo cân bằng nước và phòng chống ô nhiễm nước.

Giải đáp:

Các biện pháp đảm bảo cân bằng nước và phòng chống ô nhiễm nước:

- Tăng độ che phủ, canh tác trên đất dốc

- Xử lí hành gây ô nhiễm nước nguồn nước

- Tuyên truyền, giáo dục cho người dân không xả nước bẩn, rác thải vào sông hồ.

- Xây đập làm hồ chứa, xây cống thoát lũ, cấp nước.

- Có kế hoạch sử dụng nguồn nước một cách có hiệu quả.

Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 14 trang 61: Em hãy cho biết giá trị sử dụng và yêu cầu bảo vệ đối với các loại tài nguyên này?

Giải đáp:

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp, phục vụ sản xuất và đời sống con người.

+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường.

- Tài nguyên du lịch:

+ Phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa học, …

+ Cần bảo tồn giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.

- Tài nguyên khí hậu:

+ Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa, …) cho phép xác định và khai thác có hiệu quả cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

+ Cần giữ gìn bầu không khí trong lành, tránh gây ỗ nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, …

- Tài nguyên biển:

+ Cho phép khai thác nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú và đa dạng, phát triển giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa và sản xuất muối.

+ Cần có những quy định và quản lí chặt chẽ trong việc khai thác, tránh làm ô nhiễm môi trưởng biển.

Phần 2: Câu hỏi và bài tập

Bài 1 trang 61 Địa Lí 12: Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học.

Giải đáp:

a. Tài nguyên rừng

- Suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng

+ Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

+ Năm 1943, loại rừng giàu chiếm 70% diện tích.

+ Đến nay có gần 40% diện tích đất có rừng che phủ nhưng phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được. Vì thế, 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng chưa phục hồi.

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng

+ Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:

• Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

• Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

• Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

+ Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước đã tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

+ Nhiệm vụ trước mắt là thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43% diện tích và phục hồi lại sự cân bằng môi trường sinh thái ở Việt Nam.

b. Đa dạng sinh học

- Suy giảm đa dạng sinh học

+ Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng nhưng đang bị suy giảm.

+ Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

+ Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước giảm sút rõ rệt do khai thác tài nguyên quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước.

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

• Năm 1986 có: 87 khu với 7 vườn quốc gia.

• Năm 2007 có: 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài – sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

+ Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”. Để bảo vệ nguồn gen quí hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

+ Quy định việc khai thác:

• Cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non.

• Cấm gây cháy rừng.

• Cấm săn bắn động vật trái phép.

• ấm dùng chất bổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột.

• Cấm gây độc hại cho môi trường nước.

Bài 2: Hãy nêu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng.

Giải đáp:

- Tình trang suy thoái đất:

+ Hiện có khoảng 5 triệu ha đồi núi đang bị hoang hóa.

+ 9,3 triệu ha đất đang bị đe dọa hoang mạc hóa (28% diện tích đất đai).

- Các biện pháp bảo vệ đất:

+ Áp dụng tổng thể các biệp pháp thủy lợi, canh tác, trồng cây trên đất dốc.

+ Quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải tạo, chống thoái hóa đất.

+ Bảo vệ rừng, tổ chức định canh định cư cho người dân miền núi.

+ Cải tạo đất hoang, đất thoái hóa bằng biện pháp nông lâm kết hợp.

Bài 3: Nêu các loại tài nguyên khác cần được sử dụng hợp lý và bảo vệ.

Giải đáp:

- Tài nguyên nước: Cần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và phòng chống ô nhiễm nước.

- Tài nguyên khoáng sản: Quản lý chặt chẽ việc khai thác khoáng sản, tránh lãng phí và làm ô nhiễm môi trường.

- Tài nguyên du lịch: Cần bảo tồn giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.
- Tài nguyên khí hậu: Cần giữ gìn bầu không khí trong lành, tránh gây ô nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, …

- Tài nguyên biển: Cần quản lý chặt chẽ trong việc khai thác, tránh làm ô nhiễm biển và cần có các chính sách bảo vệ mang tầm cỡ quốc gia.