Địa Lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta - Giải BT Đia lí 12
Phần 1: Câu hỏi thảo luận
Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 16 trang 68: Từ hình 16.1, em hãy nhận xét tỉ lệ gia tăng dân số qua các giai đoạn.Giải đáp:
Nhận xét:
- Tỉ suất gia tăng dân số nước ta qua các thời kì không ổn định và đang có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao so với thế giới.
- Trước năm 1954, thời kì chiến tranh chống Pháp, mức gia tăng dân số thấp.
- Từ năm 1954 – 1976, thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc, tỉ lệ gia tăng dân số nhanh.
- Từ 1976 sau khi thống nhất đất nước mức gia tăng giảm dần.
Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 16 trang 69: Từ bảng 16.2 em hãy so sánh và nhận xét về mật độ dân số giữa các vùng.
Giải đáp:
- Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi.
+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là đồng bằng sông Hồng (1225 người/km2), vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc (69 người/km2).
+ Mật độ dân số ở Đồng bằng sông Hồng gấp 17,7 mật độ dân số ở Tây Bắc, gấp 8,3 lần Đông Bắc, gấp 13,8 lần Tây Nguyên.
- Phân bố dân cư không đều giữa các khu vực đồng bằng hoặc giữa các khu vực miền núi.
+ Mật độ dân số ở Đồng bằng sông Hồng (1225 người/km2), cao gấp 2,0 lần mật độ dân số ở Đồng bằng sông Cửu Long; Đông Bắc (148 người/km2) gấp 2.1 lần Tây Bắc (69 người/km2).
Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 16 trang 71: Từ bảng 16.3, em hãy so sánh và cho nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng dân số thành thị, nông thôn.Giải đáp:
- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ lệ nông thôn, dân tỉ lệ dân thành thị.
+ Tỉ lệ dân nông thôn giảm từ 80,5% (1990) xuống 73,1% (2005).
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng từ 19,5% (1990) lên 26,9% (2005).
- Đây là sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Câu hỏi Địa Lí 12 Bài 16 trang 71: Hãy nêu hậu quả của phân bố dân cư chưa hợp lí.
Giải đáp:
Hậu quả của việc phân bố dân cư chưa hợp lí:
- Đồng bằng mật độ cao, dân cư đông đúc dẫn đến tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm, gây sức ép đến vấn đề trật tự xã hội.
- Miền núi dân cư thưa thớt -> thiếu lao động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Phần 2: Câu hỏi và bài tập
Bài 1 trang 72 Địa Lí 12: Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường.Giải đáp:
Tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường:
- Thuận lợi:
+ Dân số đông -> nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến.
+ Các dân tộc đoàn kết, phát huy truyền thống sản xuất tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, văn hóa, phong tục tập quán.
+ Đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc, đã và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
- Khó khăn:
+ Hạn chế cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; gây sức ép đến xã hội, tài nguyên, môi trường,...
+ Sự chênh lệch về trình độ phát triển, mức sống của các bà con dân tộc còn thấp.
+ Tạo nên sức ép đối với: Phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, việc nâng cao chất lượng cuộc sống, sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng.
Bài 2 trang 72 Địa Lí 12: Vì sao ở nước ta hiện nay, tỉ suất gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Cho ví dụ minh họa.Trả lời:
- Ở nước ta hiện nay, tỉ suất gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng là do quy mô dân số nước ta lớn nên tỉ lệ gia tăng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng.
- Ví dụ:
+ Quy mô dân số 70 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số là 1,5%, thì mỗi năm dân số tăng 1,05 triệu người.
+ Quy mô dân số là 84 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 1,31%, thì môi năm dân số tăng thêm 1,10 triệu người.
Bài 3 trang 72 Địa Lí 12: Tại sao phải thực hiện phân bố dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua.Giải đáp:
- Phải thực hiện phân bố dân cư cho hợp lí vì: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn.
- Phương hướng và biện pháp thực hiện:
+ Tiếp tục thục hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
+ Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
+ Xây dựng quy hoạch và đưa ra các chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
+ Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đổi mới các phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.
Bài trước: Địa Lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Giải BT Đia lí 12 Bài tiếp: Địa Lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm - Giải BT Đia lí 12