Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (ngắn nhất) > Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ văn 12

Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ văn 12

Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người

Dàn ý:

a. Giải thích câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người.

- Tình thương là tình cảm gắn bó giữa người với người, giữa con người với quê hương, đất nước...

- Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng, vui vẻ khi đạt được ý nguyện.

b. Các biểu hiện tình thương:

- Trong phạm vi gia đình: Tình thương chính là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái và ngược lại tình cảm của con cái đối với cha mẹ, vâng lời cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, biết hiếu thảo, báo đáp cha mẹ, hay tình yêu thương, hòa thuận giữa anh em trong một gia đình...

- Trong phạm vi xã hội:

+ Tình yêu đó bao quát và rộng lớn hơn chính là tình yêu quê hương, đất nước.

+ Tình thương là truyền thống đạo lí: “Thương người như thể thương thân”

→ Truyền thống tốt đẹp của cha ông từ ngàn đời xưa.

c. Mở rộng vấn đề: Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, không biết quan tâm, giúp đỡ người khác...

d. Liên hệ bản thân: Rút ra bài học, cần phải biết yêu thương gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh...

Đề 2: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.

Ý kiến trên của nhà triết học La Mã cổ đại M. Xi – rê – ông gợi cho em những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?

Dàn ý:

- Giải thích vấn đề

+ Đức hạnh: là vấn đề đạo đức và tính cách của con người nói chung.

+ Hàng động: Những việc làm cụ thể có mục đích, muc tiêu.

+ “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”, nhà triết học cổ đại muốn khẳng định rằng, cái làm nên giá trị của một con người là ở những việc làm có ý thức, có mục đích và mục tiêu cụ thể.

- Phân tích, chứng minh: Vấn đề đưa ra là hoàn toàn đúng đắn

+ Mỗi con người đều muốn bộc lộ, tự khẳng định chính mình bằng nhiều cách, nhiều phương diện khác nhau nhưng cách bộc lộ, tự khẳng định mình ngắn nhất, thuyết phục nhất chính là thông qua hành động.

+ Hành động là cơ sở để nhận biết, đánh giá bản chất, giá trị tốt đẹp của một con người.

- Mở rộng vấn đề: Mỗi người cần có những hành động thiết thực để phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức của mỗi người: quan tâm, giúp đỡ người thân trong những công việc trong gia đình, tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ người khó khăn,...

- Liên hệ bản thân: học tập, rèn luyện trau dồi tri thức, biết yêu thương, quan tâm đến mọi người bằng những việc làm cụ thể.

Đề 3: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”

Dàn ý:

- Giải thích vấn đề

+ Học để biết: là mục đích đầu tiên của việc học. Nhờ học, con người mới có những hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực tự nhiên, đời sống – xã hội...

+ Học để làm: đây là mục đích thiết thực nhất của việc học, “làm” để vận dụng những kiến thức có được vào thực tế cuộc sống.

+ Học để tự khẳng định mình: “tự khẳng định mình”: là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời.

- Phân tích, chứng minh:

+ Nội dung về mục đích học tập mà UNESCO đưa ra là đúng đắn, toàn diện.

+ Mục đích này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo con người trong thời đại ngày nay.

- Mở rộng vấn đề: Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học cần thấy rõ những quan điểm sai lầm về mục đích học tập: học không có mục đích, coi việc học là ép buộc, học vì bằng cấp, thành tích...

- Liên hệ bản thân:

+ Xác định rõ mục đích, động cơ, thái độ học tập.

+ Học phải biết kết hợp đi đôi với hành để khẳng định mình...