Tự do (trang 173 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)
I. Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Pôn Ê - luy - a (1985 – 1952) là nhà thơ Pháp. Ông tên thật là Pôn Ơ - gien Granh - đen, sinh ra ở Xanh Đơ - ni, một thị trấn nhỏ ở phía bắc Pa - ri.
Với hơn sáu mươi thi phẩm, ông đã tạo ra một hình thức mới mẻ, giàu chất trí tuệ, tràn đầy khát vọng nhân văn.
Thơ của ông chú trọng xây dựng các hình ảnh như thơ truyền thống mà hàm suy luận triết lí trữ tình triết lí. Dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực thể hiện khá đậm nét ở cách quan niệm bí ẩn, siêu hình về mối tương quan hữu cơ giữa các mặt đối lập trong thực tế như sống - chết, thực - ảo, cái có thực - cái tưởng tượng, cái cao cả - cái thấp hèn, cái quá khứ - cái tương lai,... và đó là đặc điểm riêng của thơ ông.
2. Tác phẩm
Bài thơ Tự do được tác giả Pôn Ê - luy - a viết vào mùa hè năm 1941, trong thời kì nước Pháp bị quân đội phát xít Đức xâm lược, in trong tập Thơ ca và chân lí, 1942 và được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 173 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
- Chủ đề của tác phẩm: thể hiện khát vọng tự do thiết tha trong lòng tác giả.
- Cách liệt kê các hình ảnh trong bài thơ thể hiện sự liên tưởng ngẫu hứng. 11 khổ thơ đầu của bài thơ lặp lại “trên... trên” và kết thúc mỗi khổ thơ lặp lại “Tôi viết tên em”.
→ Cách liệt kê hình ảnh, từ ngữ lặp lại tạo ra một kết cấu trùng điệp phù hợp với điệp khúc ca ngợi tự do.
Câu 2 (trang 173):
* Câu kết “Tôi viết tên em” của mỗi khổ thơ: Tôi viết tên em – Tự do được thể hiện qua những vật cụ thể, hữu hình (trên trang vở, trên bàn trên tuyết...) và cả những vật vô hình (viết lên tuổi thơ ấu, những ngày bánh mì trắng, trên mặt trời ẩm mốc...)
→ Những hình ảnh thơ giản dị ấy lấy từ hiện thực cuộc sống để nói lên nỗi lòng, khát vọng của mình, khát vọng thiêng liêng của Tự Do.
* Nhạc điệu thơ gợi mạch cảm xúc hướng về tự do cũng là lời kêu gọi hành động vì tự do của nhà thơ.
=> Sự lặp lại nhiều lần của cụm từ đó gợi ra một niềm tin vững chắc, một sự khẳng định chắc chắn.
* Cách lặp từ theo kiểu “xoáy tròn” (trên... trên): tạo nhạc điệu, điểm nhấn cho bài thơ.
* Đại từ "em": Tự Do đã được nhân hóa thành “em” trong ngôi thứ nhất nhằm nhấn mạnh khát vọng tự do mạnh mẽ, lớn lao trong lòng nhà thơ.
Câu 3 (trang 173):
So sánh từ “trên" được sử dụng nhiều lần với ý nghĩa chỉ không gian và thời gian:
Giới từ “trên” được lặp lại nhiều lần trong bài thơ với ý nghĩa:
- Chỉ địa điểm – không gian (tôi viết Tự Do ở đâu, vào đâu)
- Chỉ thời gian (tôi viết Tự Do khi nào).
→ Khát vọng tự do hóa thân khắp không gian, xuyên suốt thời gian, hiện hữu trong cuộc đời mỗi con người.
Câu 4 (trang 173):
Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết đối với tự do của tác giả đồng thời cũng truyền niềm khát khao tự do, khát khao hành động đến mọi người. “Tôi viết tên em” như không có điểm dừng, kéo dài đến vô tận. Cụm từ “Tôi viết tên em” được lặp lại rất nhiều lần trong bài, "tôi" ở đây có thể là tác giả và cũng có thể là những độc giả của bài thơ; "viết" có thể hiểu là “ghi, chép”, có thể hiều là hành động. Bởi đặt trong bối cảnh nước Pháp lúc bấy giờ: mất tự do, nhiều vùng bị Phát xít Đức chiếm đóng. => Do đó bài thơ là bài “Thánh ca” nêu cao tinh thần đấu tranh để đòi lại độc lập, tự do.
Bài trước: Bác ơi! (trang 169 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1) Bài tiếp: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (Ngữ Văn 12)