Ai đã đặt tên cho dòng sông (trang 203 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)
I. Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc của ông ở Quảng Trị.
Ông là một trong những nhà văn chuyên viết về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của nhà văn là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
2. Tác phẩm
Tác phẩm là bút kí xuất sắc nhất, viết tại Huế, ngày 4 – 1 – 1981, in trong tập sách cùng tên. Bài bút có ba phần, văn bản trong sgk trích phần thứ nhất.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 203 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Sông Hương ở thượng lưu được nhà văn miêu tả như một dòng sông có vẻ đẹp “phóng khoáng và man dại” nhưng cũng có lúc dịu dàng và say đắm.
- Tác giả Ngọc Tường đã khắc họa dòng sông tươi đẹp và thơ mộng với những hình ảnh đầy ấn tượng: “một bản trường ca của rừng già”; “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác”, cuộn xoáy như một cơn lốc” nhưng có có lúc thơ mộng: “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
- Cách sử dụng từ ngữ độc đáo: bản trường ca của rừng già, dịu dàng và say đắm...
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh kết hợp nhân hóa: “sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”, “Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng... ”
Câu 2 (trang 203):
Đoạn tả sông Hương chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất trong ngòi bút của tác giả như sau: sông “đã chế ngự sức mạnh bản năng ở ngoài con gái” để “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa sứ sở”.
Những hiểu biết về kiến thức địa lí đã giúp Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả được dòng sông một cách tỉ mỉ những khúc quanh và lưu vực. Cùng với năng lực quan sát tinh tế và ngôn ngữ phong phú, giàu hình tượng để tạo nên những câu văn đặc sắc, gây ấn tượng tới người đọc: “Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi” những ngọn đồi này “tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc”, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
Vẻ đẹp trầm mặc của sông Hương khi ở ngoại ô thành phố Huế được cụ thể hóa qua hai câu ca dao:
“Bốn bề núi phủ mây phong
Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng vạn niên”
Câu 3 (trang 203):
* Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế bỗng trở nên vui tươi hẳn lên và đặc biệt chậm rãi, êm dịu.
- Nhà văn đã sử dụng những hình ảnh, những cách ví von so sánh đầy sáng tạo: “Phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non... Đấy là điệu slow tình cảm riêng dành cho Huế”.
- Nhà văn Ngọc Tường đã so sánh những nét đặc trưng của sông Hương với những dòng sông như: sông Xen, sông Đa – nuýp, đặc biệt sông Nê – va với những phiến băng trôi nhanh như chiếc thuyền của những chú chim hải âu.
Câu 4 (trang 203):
Nhà văn đã tô đậm Vẻ đẹp của sông Hươn dưới góc nhìn lịch sử, văn hóa. Tác giả đã huy động những hiểu biết về âm nhạc cùng những liên tưởng độc đáo: “điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố” của dòng sông Hương bộc lộ khát vọng cao đẹp của con người là muốn đem cái đẹp để xây dựng, bồi đắp văn hóa và lịch sử nước nhà.
Câu 5 (trang 203):
Qua đoạn trích, ta thấy được nét đặc sắc trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
- Vẻ đẹp của dòng sông Hương phong phú, đa dạng như tâm hồn con người được thể hiện bằng một ngòi bút đặc sắc đầy cảm hứng và tài hoa của nhằ văn trong thể loại bút kí.
- Với biện pháp nghệ thuật so sánh liên tưởng độc đáo cùng với những hiểu biết sâu rộng về lịch sử văn hóa, nghệ thuật...
- Ngôn ngữ phong phú, mềm mại, giàu hình ảnh, vận dụng kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa...
- Kết hợp nhuần nhuyễn, điêu luyện giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa chủ quan và khách quan.
Bài trước: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận (trang 194 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1) Bài tiếp: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (trang 210 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)