Luật thơ (Tiếp theo) (trang 127 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)
Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
So sánh những nét giống và khác nhau về vần, hài thanh và nhịp điệu trong thơ ngũ ngôn truyền thống trong bài Mặt trăng (tr. 103 - 104, SGK) và đoạn thơ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
* Giống nhau:
- Đều dùng vần chân, vần lưng, và nhiều vần khác.
- Cách ngắt nhịp 2/3 và các cách ngắt nhịp khác.
* Khác nhau
- Sóng
+ Sử dụng vần linh hoạt: vần cách (thế, trẻ), vần chân (trẻ, bế, lớn, lên).
+ Cách ngắt nhịp: 1/2/2.2/3,3/2
+ Hài thanh: Thơ hiện đại không bắt buộc phải đối thanh B/ T
B B T B B
B B B T T
T T T B B
B B B T T
T B B T T
B T B B B
B T B T T
B B B T B
- Mặt trăng
+ Vần: vần độc (một vần). vần cách.
+ Nhịp 2/3
+ Hài thanh: yêu cầu nghiêm ngặt về đối thanh, đối nghĩa.
B T T B T
B B T T B
T B B T T
T T T B B
T T B B T
B B T T B
T B B T T
T T T B B
Câu 2 (trang 127):
- Cách gieo vần: vần chân, độc vận (một vần).
- Ngắt nhịp: 2/5 và 4/3.
- Sự đổi mới:
+ Nếu câu thơ đầu ở thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là nhịp điệu quen thuộc 4/3, thì trong bài thơ, tác giả đã có sự sáng tạo và đổi mới trong việc ngắt nhịp 2/5: Đưa người / ta không đưa qua sông. Đây là câu thơ toàn thanh bằng.
+ Câu thơ thứ hai nhịp 2/5: Sao có tiếng sóng ở trong lòng. Câu thơ có ba thanh trắc rất gắt “có tiếng sóng”.
→ Tạo cho đoạn thơ có giọng điệu riêng vừa thiết tha, vừa tràn đầy cảm xúc.
Câu 3 (trang 128):
Dùng các kí kiệu B (bằng) T (trắc), Bv (bằng, vần), Đ (đối), / (ghạch nhịp) để ghi lại mô hình âm luật trong bài thơ Mời trầu - Hồ Xuân Hương như sau:
T B B T / T B Bv
B T B B / T T Bv
T T B B / B T T
B B B T T / B Bv
Câu 4 (trang 128):
* Những yếu tố vần, nhịp, hài thanh trong khổ thơ được cho dưới đây chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới. Cụ thể như sau:
- Vần: độc vận (một vần), ong (song, dòng).
- Nhịp 4/3
- Hài thanh
T T B B B T T
B B B T T B B
B B T T B B T
T T B B T T B
Nhìn chung về vần, nhịp, hài thanh tương tự với vần, nhịp và hài thanh của thể thơ thất ngôn bát cú.
Bài trước: Đất nước (Nguyễn Đình Thi) (trang 126 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1) Bài tiếp: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm (trang 129 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)