Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (ngắn nhất) > Nghị luận về một hiện tượng đời sống (trang 66 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)

Nghị luận về một hiện tượng đời sống (trang 66 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

a, Tìm hiểu đề

- Yêu cầu bàn về hiện tượng: việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân – vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian của mình” để chăm sóc cho mẹ và những người bị bệnh hiểm nghèo.

- Những ý chính cần có:

+ Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.

+ Lấy dẫn chứng về những tấm gương sáng về lòng vị tha: thế hệ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.

+ Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số lối sống ích kỷ, vô tâm của một số thanh niên...

+ Dẫn chứng: Từ thực thế cuộc sống.

+ Cần vận dụng các thao tác: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.

b, Lập dàn ý

* Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân rồi dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh mì của mình cho ai? ”

* Thân bài

- Tóm tắt hiện tượng Nguyễn Hữu Ân.

- Phân tích hiện tượng.

- Ý nghĩa, bài học rút ra.

- Mở rộng vấn đề

* Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình.

Câu 2 (trang 67):

- Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

- Diễn đạt cần cần chuẩn xác, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.

Luyện tập

Câu 1 (trang 68):

a,

* Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng: Nhiều thanh niên, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ để học tập, rèn luyện để trở về góp phần xây đất nước.

* Hiện tượng ấy diễn ra trong khoảng thời gian đầu thế kỉ XX.

b, Tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận phân tích, so sánh và bác bỏ để bàn về hiện tượng nói trên cụ thể như sau:

- Phân tích: mải chơi bời, không làm gì cả, sống già cỗi, thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước.

- So sánh: nêu hiện tượng thanh niên sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.

- Bác bỏ: “Thế thì thanh niên của chúng ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả”.

c, Cách dùng từ, viết câu nêu dẫn chứng xác thực, cụ thể, kết hợp nhuần nhuyễn các câu tường thuật, câu hỏi, câu cảm thán mang lại tính thuyết phục cao.

d, Xác định lí tưởng sống, mục đích sống, thái độ học tập đúng đắn.

Câu 2 (trang 69):

* Bàn về hiện tượng “nghiện" ka-ra-ô-kê và in-ter-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.

Lập dàn ý

a, Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận

b, Thân bài

- Giải thích vấn đề

+ In-tơ-nét là một phương tiện thông tin bổ ích giúp cho con người – đặc biệt là giới sinh viên, học sinh có thể tra cứu những thông tin hữu ích phục vụ cho việc học tập tốt hơn.

+ Ka-ra-ô-kê là một loại hình giải trí lành mạnh, giúp cho sinh viên, người lao động có được những giây phút thư giãn, thoải mái sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng.

- Thực trạng vấn đề

+ Bên cạnh những lợi ích mà hai loại hình trên mang lại, ở nhiều bạn trẻ thì Ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét vẫn bị lạm dụng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

+ Tình trạng nghiện đang là “phong trào” sôi nổi trong giới trẻ hiện nay.

- Nguyên nhân

+ Chủ quan: Do ham chơi thiếu ý thức học tập...

+ Khách quan: Do bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo, thiếu sự quan tâm của gia đình...

- Hậu quả:

+ Ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, tiền bạc.

+ Ảnh hưởng xấu đến tác phong đạo đức, lối sống..

- Biện pháp giải quyết:

+ Cần phải có những biện pháp thích hợp

+ Phụ huynh cần để mắt, quan tâm tới con em mình nhiều hơn.

+ Nhà trường cần có các biện pháp kỉ luật mạnh tay hơn nữa

+ Bản thân mỗi học sinh cần có ý thức...

- Liên hệ và mở rộng vấn đề

c. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân trước hiện tượng trên.