Đất nước (Nguyễn Đình Thi) (trang 126 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)
I. Đôi nét về tác giả, tác phẩm
Nguyễn Đình Thi làm thơ từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thơ ông có bản sắc và giọng điệu riêng, vừa tự do, phóng khoáng vừa hàm súc, sâu lắng suy tư...
Thơ ca của Nguyễn Đình Thi có những bài thơ thiết tha, đằm thắm về quê hương, đất nước Việt Nam trong lam lũ, đau thương đứng lên chiến đấu và giành chiến thắng.
2. Tác phẩm
Bài thơ Đất nước là một thi phẩm xuất sắc, tiêu biểu nhất trong sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Đình Thi. Bài thơ được tác giả hoàn thành vào năm 1955 và được đưa vào tập Người chiến sĩ (1956).
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
* Bài thơ được chia làm 2 phần:
- Phần 1: Từ câu đầu đến câu 21: Đất nước được cảm nhận qua hình ảnh mùa thu xưa và nay.
- Phần 2: Đoạn còn lại: Đất nước gian khổ, đau thương từ trong chiến đấu và vinh quang trong chiến thắng.
* Mối quan hệ giữa các phần trong bài thơ: Phần đầu của bài thơ chủ yếu được dựa trên cơ sở các đoạn thơ trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Phần thứ hai của bài thơ được viết vào năm 1955 – là sự bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước thêm đầy đủ và phong phú.
Câu 2 (trang 126):
Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ hiện ra với những đặc điểm đặc sắc như sau:
* Trước hết được khơi nguồn từ một buổi sáng mùa thu:
- Sáng mát trong.
- Hương cốm: đặc trưng mùa thu Hà Nội
→ Gợi nỗi nhớ về mùa thu Hà Nội:
+ Sáng chớm lạnh: cái lạnh vừa mới bắt đầu thoáng qua, gợi một cảm giác thật mơ hồ.
+ Xao xác hơi may: gió thu nhẹ nhàng, man mát, lành lạnh
=> Buổi sáng giao mùa ở Hà Nội: rất đẹp nhưng buồn.
* Hình ảnh người ra đi:
- “ Người ra đi đầu không ngoảnh lại”: là một hành động dứt khoát thể hiện một sự quyết tâm.
- “Sau lưng thềm vắng lá rơi đầy”: lưu luyến, cảm nhận, nhìn thấu bằng trái tim
→ Thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với Hà Nội, với đất nước.
Câu 3 (trang 126):
Đoạn thơ từ "Mùa thu nay khác rồi "đến "Những buổi ngày xưa vọng nói về" là đoạn thơ nói về mùa thu của cách mạng, mùa thu mới nơi Việt Bắc.
* Khác rồi:
- Giữa núi đồi
- Gió thổi – rừng tre – phấp phới.
- Trời thu – áo mới.
- Trong biếc – nói cười.
→ Mùa thu rộn rã, tươi đẹp
→ Tâm trạng vui tươi, phấn chấn, tầm nhìn xa trông rộng, tư thế làm chủ đất trời.
* Đất nước có sự thay đổi lớn
- Con người từ buồn đến vui: từ kiếp nô lệ đã trở thành người tự do, làm chủ đời mình, làm chủ đất nước.
- Đất nước mênh mông, giàu đẹp → thể hiện một sự tự hào, kiêu hãnh:
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta... ”
Câu 4 (trang 126):
Những suy tư và cảm nhận của nhà thơ về quê hương, đất nước Việt Nam trong phần cuối của bài thơ như sau:
* Hình ảnh đất nước của đau thương:
- Cánh đồng quê – chảy máu
- Dây thép gai – đâm nát trời chiều.
- Bát cơm chan đầy nước mắt
- Đứa đè cổ - đứa lột da.
→ Đất nước trong những năm tháng chiến tranh: tủi nhục, đau thương...
* Đất nước của những con người anh hùng, dũng cảm, bất diệt:
- Ngời lên nét mặt quê hương.
- Bật lên những tiếng căm hờn.
→ Quyết liệt, dữ dội.
- Nghệ thuật đối lập:
+ Xiềng xích > < trời đầy chim, đất đầy hoa
+ Súng đạn > < yêu nước, thương nhà
=> Khẳng định sức mạnh tinh thần, tâm hồn người Việt Nam.
- Bốn câu thơ cuối: Hình ảnh đất nước Việt Nam từ bùn đen, bom đạn, khổ đau đứng lên với một vẻ đẹp rực rỡ, chói lọi.
+ Những câu thơ với cách ngắt nhịp dồn dập, đều đặn tạo nên một âm hưởng hùng tráng.
+ Thể thơ sáu chữ cân đối.
+ Bút pháp nhân hóa kết hợp với việc sử dụng linh hoạt trong việc sử dụng thành ngữ “tức nước vỡ bờ”.
→ Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên một vẻ đẹp hùng tráng về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam anh dũng, sáng ngời.
Câu 5 (trang 126):
Nhận xét về thể thơ: Bài thơ được làm theo thể thơ tự do, các câu thơ dài ngắn khác nhâu, nhịp điệu thơ khi nhanh, khi chậm. Cùng với đó là sự lựa chọn hình ảnh có tính khái quát cao.
→ Tất cả những yếu tố đó có tác dụng:
- Dựng lên hình ảnh đất nước giàu đẹp, bất khuất, anh hùng, đứng lên chống kẻ thù để dành chiến thắng.
- Bộc lộ được những tình cảm, suy nghĩ sâu sắc của tác giả về đất nước, quê hương.
Bài trước: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) (trang 122 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1) Bài tiếp: Luật thơ (Tiếp theo) (trang 127 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)