Bắt sấu rừng U Minh Hạ (trang 55 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
I. Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Sơn Nam (1926 – 2008) còn có bút danh khác là Phạm Anh Tài, tên khai sinh là Phạm Minh Tài, sinh tại làng Đồng Hới, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.
Trước năm 1975 tham gia hoạt động cách mạng, viết văn, làm báo tại Sài Gòn.
Sau năm 1975 là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Ủy viên ban Chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tác phẩm
Tác phẩm Bắt sấu rừng U Minh hạ rút ra từ tập truyện Hương rừng Cà Mau.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
* Qua tác phẩm, bức tranh thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ đã hiện lên như một bức tranh sống động, đẹp đẽ.
- Rừng tràm xanh biếc, những cây cỏ hoang dại như lau sậy, mốp, cóc kèn,...
- Cá sấu nhiều như trái mù u chín rụng đầy rừng, cá sấu dám lên bờ rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt,...
* Con người: cần cù, mưu trí, gan góc, can trường, lạc quan, yêu đời:
- Từng bị hùm tha sấu bắt.
- Từng ăn ong, rành địa thế như Tư Hoạch.
- Những gã trai lực lưỡng từng gài bẫy cọp, ăn heo rừng.
- Ông Năm hên bắt sấu lành nghề chỉ bằng hai tay không...
Câu 2 (trang 55):
* Tính cách, tài nghệ của nhân vật Năm Hên:
- Là người thợ già bắt cá sấu nổi tiếng vùng Kiên Giang đạo, ông tự nguyện bơi xuống đến bắt cá sấu giúp dân làng Khánh Lâm chỉ với một bó nhang và một hũ rượu.
→ Mưu trí của ông đơn giản, bất ngờ mà hiệu quả:
- Đào rãnh nông dẫn tạo đường cho sấu bò lên bờ → đốt lau sậy, hun lửa cho sấu cay mắt, ngạt thở phải bò lên bờ → chặn sấu lại, tọng khúc cây mốp dẻo, dính chặt hai hàm răng sấu → Dùng lưỡi mác cắt đứt gân đuôi sấu, dùng dây cóc kèn trói hai chân sau, để hai chân trước cho sấu bơi, đóng bè xuôi về làng.
→ Cách bắt sấu thể hiện sự dũng cảm, thông minh, có năng lực quan sát, phán đoán sắc sảo.
* Bài hát của ông Năm Hên nghe thật bi ai, rùng rợn tưởng nhớ linh hồn của những nạn nhân xấu số bị cá sấu bắt, chết một cách oan ức, trong đó có người anh ruột của ông. Bài hát nói về cuộc sống gian khổ, khắc nghiệt của những người dân mở đất đến miền cực Nam, mong giải oan cho họ.
Câu 3 (trang 55):
Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm đã đạt được những thành công độc đáo
- Kể chuyện hấp dẫn, chuyện đơn giản mà li kì, rất thu hút và dễ nhớ.
- Ngôn ngữ giản dị, sử dụng những phương ngữ Nam Bộ → phong vị Nam Bộ đậm đà.
Câu 4 (trang 55):
Bắt sấu rừng U Minh Hạ không chỉ đem đến cho người đọc những cảm giác khám phá đầy say mê, lí thú, mở ra những điều bí ẩn, độc đáo của thiên nhiên, con người vùng cực nam của tổ quốc. Người dân cần cù, tài trí, yêu đời trong cuộc đấu tranh sinh tồn và mở mang, xây dựng quê hương, đất nước.
Bài trước: Rừng xà nu (trang 48 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2) Bài tiếp: Những đứa con trong gia đình (trang 63 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)