Nhân vật giao tiếp (trang 21 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
- Trong đoạn trích có hai nhân vật giao tiếp là anh Mịch và ông lí. Ông lí là người đứng đầu một làng trong xã hội phong kiến xưa và rất có quyền thế. Còn anh Mịch chỉ là một nông dân nghèo hèn, bị coi rẻ. Vị thế xã hội ấy đã chi phối sâu sắc đến việc giao tiếp của các nhân vật trong đoạn trích trên.
- Anh Mịch: điệu bộ đáng thương, tội nghiệp, xưng hô “ông – con”, cách dùng từ cũng tỏ ý hạ mình: “lạy” (được dùng đến 4 lần).
- Ông lí trưởng điệu bộ hách dịch, lạnh lùng, tàn nhẫn: “cau mặt, lắc đầu, roi... dậm dọa”; xưng hô bỗ bã “tao – mày”, câu nói cộc lốc, cụt ngủn, vô tình: “kệ mày”, “không được à? ”, “mặc kệ chúng bay”...
Câu 2 (trang 21):
Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp như sau:
- Viên đội xếp Tây.
- Đám đông.
- Quan Toàn quyền Pháp.
Mối quan hệ gữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,... của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người.
- Chú bé: trẻ con nên chú ý đến cái mũ, lời nói rất ngộ nghĩnh.
- Chị con gái: phụ nữ nên chú ý đến cách ăn mặc (cái áo dài) khen với vẻ thích thú.
- Anh sinh viên: đang học nên chú ý đến diễn thuyết, nói như một dự đoán chắc chắn.
- Bác cu li xe: chú ý đôi ủng.
- Nhà nho: dân lao động nên chú ý đến tướng mạo, nói bằng một câu thành ngữ thâm nho.
Câu 3 (trang 22):
a, Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị Dậu là mối quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình. Mối quan hệ đó chi phối cách nói của hai người thể hiện sự thân mật, gần gũi.
- Bà lão: bác trai, anh ấy,...
- Chị Dậu: cám ơn, nhà cháu, cụ,...
b, Sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của hai nhân vật giao tiếp: Hai nhân vật đổi vai luân phiên nhau.
c, Nét văn hóa đáng trân trọng qua lời nói, cách nói của các nhân vật: tình làng nghĩa xóm, bản chất đáng quý, đáng trọng của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.
Bài trước: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học (trang 16 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2) Bài tiếp: Vợ nhặt (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)