Quá trình văn học và phong cách văn học (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)
Câu 1 (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Quá trình văn học là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử.
Các quy luật chung của quá trình văn học đó là:
- Văn học gắn bó với đời sống, thời đại nào văn học đó, những biến động lịch sử của xã hội thường tạo nên những chuyển biến trong lịch sử phát triển của văn học.
- Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân: văn hoc dân gian là cội nguồn của văn học viết, người sau kế thừa giá trị văn học của người trước tạo nên.
- Văn học một dân tộc tồn tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến: giữ gìn phát huy những tinh hoa của truyền thống, tiếp thu có chọn lọc và cải biên cho phù hợp những tinh hoa của văn học thế giới.
Câu 2 (trang 183):
* Các đặc trưng cơ bản của văn học qua từng thời kỳ:
- Văn học thời phục hưng ở châu Âu thế kỉ XV, XVI đề cao con người, giải phóng cá tính chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời Trung Cổ.
- Chủ nghĩa cổ điển ở Pháp thế kỉ XVII coi văn học cổ đại là hình mẫu lí tưởng, luôn đề cao lí trí, sáng tạo theo các quy phạm chặt chẽ.
- Chủ nghĩa lãng mạn đề cao những nguyên tắc chủ quan, thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, cố gắng xây dựng hình tượng nhân vật sao cho phù hợp với lí trí và ước mơ của nhà văn.
- Chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX thiên về những nguyên tắc khách quan, chú ý chọn đề tài trong cuộc sống hiện thực, chủ trương “nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”, quan sát thực tế để sáng tạo các điển hình.
- Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thế kỉ XX miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng.
* Thế kỉ XX còn chứng kiến sự xuất hiện của các trào lưu hiện đại chủ nghĩa:
- Chủ nghĩa siêu thực: ra đời năm 1942 ở Pháp với quan niệm thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của nghệ sĩ.
- Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học Mĩ la –tinh.
- Chủ nghĩa hiện sinh ở Châu Âu.
* Ở Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945 hai trào lưu công khai xuất hiện:
- Trào lưu lãng mạn với phong trào Thơ mới.
- Trào lưu hiện thực phê phán: trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao.
- Trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa: các tác phẩm của Hồ Chí Minh, Tố Hữu...
Câu 3 (trang 183):
Phong cách văn học là diện mạo riêng biệt của sáng tác được tạo thành bởi sự thống nhất của các phương tiện biểu hiện phù hợp với một cái nhìn độc đáo có tính phát hiện đối với đời sống.
Cái nhìn này không chỉ thể hiện lập trường, thái độ đối với đời sống mà quan trọng hơn là bộc lộ sự hiểu biết và tình cảm của con người đối với cuộc đời.
Câu 4 (trang 183):
Những biểu hiện của phong cách văn học: Biểu hiện trước hết ở cách nhìn người, cách cảm thụ có tính chất khám phá, phát hiện ở giọng điệu riêng biệt của tác giả. Giọng điệu riêng biệt của mỗi nhà văn có được do biết lựa chọn và sử dụng thành thạo các phương tiện khác nhau như vốn từ, ngữ điệu, nhịp điệu...
Phong cách nhà văn vừa thống nhất vừa đa dạng phụ thuộc vào đề tài, thể loại, bút pháp sử dụng và do yêu cầu của sáng tác là phải thường xuyên tự đổi mới mình.
Luyện tập
Câu 1 (trang 183):
Phân tích sự khác biệt giữa trào lưu văn học lãng mạn và trào lưu văn học hiện thực phê phán qua truyện ngắn Chữ người từ tù của Nguyễn Tuân với đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng.
* Văn học lãng mạn qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân:
- Nguyễn Tuân hướng về quá khứ với việc xây dựng tình huống gặp gỡ đầy éo le, oái oăm giữa người tử tù Huấn Cao và viên quản ngục, cảnh cho chữ trong nhà giam.
- Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ của ông về con người mang vẻ đẹp tài hoa, anh hùng dũng cảm, dám đứng lên chống lại cường quyền.
* Văn học hiện thực phê phán trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trong Phụng: Xây dựng tình huống truyện trào phúng, nhân vật trào phúng, ngôn ngữ trào phúng nhằm phê phán sự đồi bại, lố lăng của tầng lớp thành thị lúc bấy giờ có kiểu chạy đua theo phong trào Âu hóa.
Câu 2 (trang 183):
* Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:
- Sự độc đáo trong sáng tác: về sự tài hoa và ngông.
- Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, viết về những cái phi thường, lớn lao.
- Nguyễn Tuân là người am hiểu nhiều ngành nghệ thuật nên các tác phẩm của Nguyễn Tuân được xem xét, nhìn nhận và đánh giá ở nhiều phương diện khác nhau, nhiều chiều hướng khác nhau tạo nên sự sinh động trong trang văn của ông.
* Phong cách nghệ thuật Tố Hữu:
- Phương diện nội dung: Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình, chính trị rất sâu sắc.
- Phương diện nghệ thuật: thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.
+ Thể thơ: sử dụng thành công thể thơ truyền thống dân tộc (lục bát, thơ thất ngôn).
+ Ngôn ngữ: sử dụng những từ ngữ và cách diễn đạt quen thuộc với dân tộc.
Bài trước: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (Ngữ Văn 12) Bài tiếp: Người lái đò sông đà (trang 192 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)