Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (trang 93 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)
Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Dàn bài chi tiết:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà văn Thạch Lam và trích dẫn ý kiến của ông về vai trò, tác dụng của văn chương đối với con người và xã hội: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực... ”
b. Thân bài
* Giải thích
- Nói rõ văn chương không để giúp cho con người thoát li. Quên lãng cuộc sống hiện thực.
- Khẳng định đó là một vũ khí thanh cao để tố cáo thế giới giả dối và tàn ác, làm cho con người trong sạch và phong phú hơn.
→ Trong tình hình văn học trước Cách mạng tháng Tám 1945, đây là một quan niệm nghệ thuật rất tiến bộ. Đến nay, quan niệm đó vẫn còn nguyên giá trị.
* Bình luận
- Ý kiến trên thể hiện niềm tin của nhà văn vào khả năng của văn chương, khả năng tự cải tạo tâm hồn của con người và quan trọng hơn là niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn của cuộc sống.
c. Kết bài
- Đây là một quan niệm đúng đắn về vai trò và tác dụng của văn chương đối với đời sống xã hội.
- Quan niệm của Thạch Lam cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Câu 2 (trang 93):
Bày tỏ ý kiến về nhận định bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: "Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh".
Dàn bài gợi ý:
a, Mở bài
- Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh: “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng... ”
- Nhận định khái quát về ý kiến đó.
b, Thân bài
- Giới thiệu khái quát những thành công của thơ Tố Hữu.
- Thái độ toàn tâm toàn ý đối với sự nghiệp cách mạng là nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công của thơ Tố Hữu.
- Ở Tố Hữu, nhiệt tình cách mạng hòa làm một với tâm hồn nhạy cảm và nghệ thuật thơ điêu luyện.
c, Kết bài: Bài học về sáng tác rút ra từ ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh.
Bài trước: Tây tiến (trang 90 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1) Bài tiếp: Việt Bắc - Phần 1: Tác giả Tố Hữu (trang 99 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)