Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (trang 21 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
a. Tìm hiểu đề:
- Câu thơ "Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? " nêu lên vấn đề nghị luận là: Sống đẹp
- Với thanh niên, học sinh hiện nay, sống đẹp là sống có ích, cống hiến, trau dồi kiến thức, rèn luyện nhân cách và học hỏi từ mọi người xung quanh. Sống có trách nhiệm, biết cho đi để được nhận lại.
Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất như: tính trách nhiệm, tính chân thật, tính bao dung, vị tha, tính nhân hậu, khiêm nhường, ham học hỏi, …
- Cần sử dụng những thao tác lập luận như giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích…
- Cần sử dụng các tư liệu thuộc các lĩnh vực như: báo chí, giáo dục, y học,.. Có thể nêu các dẫn chứng từ văn học, bởi văn học là nhân học.
b. Lập dàn ý: Gồm 3 phần (Mở bài, Thân bài, Kết luận theo sgk)
2. Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí:
- Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận
- Thân bài:
+ Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
+ Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề nghị luận
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí
- Kết luận:
+ Khái quát lại vấn đề nghị luận
Luyện tập
Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
a, Vấn đề nghị luận: phẩm chất văn hóa trong mỗi con người.
Có thể đặt tên văn bản: Văn hóa và ứng xử văn hóa, Văn hóa của con người...
- Giải thích: văn hóa là gì?
- Phân tích các khía cạnh của văn hóa.
- Bình luận: sự cần thiết phải có văn hóa
b. Tác giả sử dụng các thao tác lập luận.
+ Giải thích + chứng minh.
+ Phân tích + bình luận.
+ Đoạn từ đầu đến "hạn chế về trí tuệ và văn hoá": Giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh).
+ Những đoạn còn lại là thao tác bình luận.
+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.
c. Cách diễn đạt của văn bản rất sinh động, hấp dẫn và luôi cuốn: sử dụng hàng loạt câu hỏi tu từ, kết thúc văn bản, trích dẫn thơ Hi Lạp vừa tóm lược các luận điểm, vừa tạo ấn tượng với người đọc.
Câu 2 (trang 22):
1. Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài
- Giải thích lí tưởng là gì?
- Phân tích vai trò, giá trị của lí tưởng: ngọn đèn chỉ dẫn lối sống cho con người. (Lấy dẫn chứng).
- Bình luận: Tại sao sống cần có lí tưởng?
- Suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn. Từ đó liên hệ với bản thân (lựa chọn và phấn đấu cho lí tưởng).
3. Kết bài
- Khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
Bài trước: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX (trang 18 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1) Bài tiếp: Tuyên ngôn độc lập - Phần 1: Tác giả Hồ Chí Minh (trang 29 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)