Giá trị văn học và tiếp nhận văn học (trang 191 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
Câu 1 (trang 191 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
- Đây là cách nói nhằm khẳng định và đề cao vai trò giá trị giáo dục của văn chương. Với giá trị nhận thức và giá trị thẩm mĩ, văn chương làm cho tâm hồn con người thêm phong phú, với giá trị giáo dục, văn chương làm cho con người thêm trong sạch.
- Tuy nhiên đây chỉ là cách nói nhằm đề cao vai trò của giá trị giáo dục trong văn chương chứ không có ý xem nhẹ các các gái trị khác.
Câu 2 (trang 191):
Các giá trị của văn học trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài:
- Giá trị nhận thức: cung cấp cho người đọc thêm những hiểu biết về phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc: tục cướp vợ, trình ma, xử kiện, đêm tình mùa xuân...
- Giá trị giáo dục:
+ Truyện đặt ra vấn đề về số phận con người – những con người dưới đáy của xã hội – bị bóc lột sức lao động, xúc phạm nặng nề về nhân phẩm.
+ Cách giải quyết vấn đề số phận của con người, Tô Hoài đã thức tỉnh họ, đưa họ đến với cách mạng và cho họ một cuộc sống mới.
- Giá trị thẩm mĩ: Tác phẩm đã khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, thấm đợm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.
Câu 3 (trang 191):
Cảm và hiểu là hai bước cơ bản trong quá trình tiếp nhận văn học. Cảm là giai đoạn người đọc có nhận thức cảm tính về tác phẩm. Hiểu là khi người đọc đã nhận thức được tác phẩm một cách tương đối trọn vẹn về cả nội dung và nghệ thuật, có cơ sở để lí giải những ấn tượng, cảm xúc mà tác phẩm gợi ra cũng như những giá trị sâu xa của tác phẩm.
Bài trước: Ôn tập phần làm văn (Ngữ văn 12) Bài tiếp: Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ (trang 192 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)