Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) - trang 145 SGK Ngữ văn 9
Câu 1: Bài tập 2, mục I, phần C, trang 145 SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
a.
Chủ ngữ: Đôi càng tôi
Vị ngữ: mẫm bóng
b.
Chủ ngữ: mấy người học trò cũ
Vị ngữ: đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào
Trạng ngữ: Sau một hồi trống vang dội cả lòng tôi
c.
Chủ ngữ: nó
Vị ngữ: vẫn là người bạn trung thực, chăn thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác
Khởi ngữ: Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc
Câu 2: Bài tập 2, mục I, phần D, trang 147 SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
Đoạn trích | Câu đặc biệt |
Đoạn (a) | - Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. - Tiếng mụ chủ... |
Đoạn (b) | - Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! |
Đoạn (c) | - Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. - Hoa trong công viên. - Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. - Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu... - Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. |
Câu 3: Bài tập 3, mục II, phần D, trang 148 SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
- Quan hệ nghĩa giữa các vế ở mỗi câu
a. Quan hệ tương phản
b. Quan hệ bổ sung
c. Quan hệ điều kiện – giả thiết
Câu 4: Bài tập 3, mục III, phần D, trang 149 SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
- Biến đổi các câu đã cho thành câu bị động như sau:
a. Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam làm ra từ khá sớm.
b. Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này.
c. Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước
Câu 5: Bài tập 2, mục IV, phần D, trang 150 SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
- Những câu cầu khiến trong hai đoạn trích đó là:
a. Ở nhà trông em nhá! (dùng để ra lệnh)
Đừng có đi đâu đấy. (dùng để ra lệnh)
b. Thì má cứ kêu đi. (dùng để yêu cầu)
Vô ăn cơm! (dùng để mời)
Cơm chín rồi! (là câu trần thuật nhưng được dùng với mục đích cầu khiến)
Câu 6: Phân tích thành phần của câu sau
Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, cam đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Hướng dẫn giải:
Phân tích thành phần câu
- Chủ ngữ: những người đẹp nhất, thông minh, cam đảm và cao thượng nhất
- Vị ngữ: là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ
- Thành phần tình thái: thực tình
- Trạng ngữ: trong suy nghĩ của tôi
Câu 7: Sắp xếp các câu trong đoạn trích sau vào bảng phân loại câu theo những mục đích giao tiếp khác nhau
Liên đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng vừa lở loét của Nhĩ:
- Em đỡ anh nằm xuống nhé?
- Khoan. Em cần ra chợ hay đi đâu thì cứ đi. Khi nào mỏi anh sẽ gọi con
(Nguyễn minh Châu, Bến quê)
Hướng dẫn giải:
Các kiểu câu | Câu trong đoạn trích |
Câu trần thuật | Liên đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chia cứng vừa lở loét của Nhĩ |
Câu nghi vấn | Em đỡ anh nằm xuống nhé? |
Cầu cầu khiến | Khoan Em cần ra chợ hay đi đâu thì cứ đi Khi nào mỏi anh sẽ gọi con |
Câu cảm thán | Em đỡ anh nằm xuống nhé? |