Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II - trang 109 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Bài tập 1, mục I, trang 109 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Hướng dẫn giải:
Khởi ngữ | Thành phần biệt lập | |||
Tình thái | Cảm thán | Gọi đáp | Phụ chú | |
Xây cái lăng ấy | Dường như | Vất vả quá | Thưa ông | Thưa ông |
Câu 2: Bài tập 1, mục II, trang 110 SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
Phép liên kết | ||||
Lặp từ ngữ | Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng | Thế | Nối | |
Từ ngữ tương ứng | Cô bé | + Mưa, mưa đá, tiếng lanh canh, gió + bất bình, khinh bỉ, cười khát; Pháp, Nã Phá Luân; Mĩ, Hoa Thịnh Đốn | + Cô bé- nó + bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa- thế | Nhưng, rồi và |
Câu 3: Xác định các phép liên kết được dùng trong đoạn văn sau:
Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Hướng dẫn giải:
- Các phép liên kết được dùng trong đoạn văn trên đó là
+ Phép lặp: tôi, hát
+ Phép đồng nghĩa trái nghĩa và liên tưởng: hát, điệu nhạc, lời
Câu 4: Các từ in đậm trong những câu sau là thành phần gì?
a. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá
b. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm
c. Nho, bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em?
d. Hay lắm cảm ơn các bạn! Đại đội trưởng lại cảm ơn- Cả đơn vị đang làm đường cho một trung đoàn tên lửa qua rừng,...
Hướng dẫn giải:
a. Cụm từ in đậm Nói một cách khiêm tốn: là thành phần tình thái
b. Còn mắt tôi: thành phần khởi ngữ
c. Nho, em : thành phần gọi đáp
d. Đại đội trưởng lại cảm ơn: thành phần phụ chú
Câu 5: Xác định hàm ý trong câu ca dao:
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta
Hướng dẫn giải:
- Hàm ý trong câu ca dao trên đó là: Một lời từ hôn (mang tính cách kênh kiệu), dựa vào sự kiện không thể xảy ra để thách thức, từ chối lời cầu hôn của những người theo đuổi.
Bài trước: Bến quê - trang 107 SGK Ngữ văn 9 Bài tiếp: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - trang 112 SGK Ngữ văn 9 tập 2