Trang chủ > Lớp 9 > Giải VBT Ngữ văn 9 > Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - trang 84 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - trang 84 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Câu 1: Những điểm cần lưu ý khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ?

Hướng dẫn giải:

Những điểm cần lưu ý:

- Bài làm cần có bố cục ba phần mở thân kết rõ ràng, mạch lạc.

- Cần nêu được các nhận xét đánh giá, cảm thụ riêng của người viết.

- Những nhận xét đánh giá ấy cần gắn với sự phân tích bình giảng ngôn từ, hình ảnh, nội dung, cảm xúc,... của bài thơ hoặc đoạn thơ.

Câu 2: Bài luyện tập, trang 84 SGK Ngữ văn 9

Hướng dẫn giải:

a. Trả lời các câu hỏi trong SGK

- Nội dung cảm xúc của khổ thơ: những tín hiệu giao mùa và tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng của nhà thơ.

- Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ các hương vị, đặc điểm của thiên nhiên như: hương ổi phả trong làn gió se, làn sương mỏng chùng chình qua ngõ

- Hình ảnh ngôn từ của khổ thơ đặc sắc ở chỗ

+ Các từ bỗng, hình như: Thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng của tác giả

+ Động từ phả

+ Hình ảnh thơ: hương ổi, gió se, giản dị mộc mạc đậm hương vị đồng quê Bắc bộ

b. Lập dàn ý

A, Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: khổ thơ đầu bài thơ Sang thu

B, Thân bài

- Thiên nhiên được cảm nhận từ những giá trị vô hình:

+ Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). Hương ổi là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.

+ Từ phả: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn, gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum xuê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.

+ Sương chùng chình: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang cố ý chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn.

- Cảm xúc của nhà thơ:

+ Kết hợp một loạt các từ: bỗng, phả, hình như thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, một cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trước thoáng đi bất chợt của mùa thu.

+ Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra?

+ Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…

C, Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân