Trang chủ > Lớp 9 > Giải VBT Ngữ văn 9 > Sang thu - trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Sang thu - trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Câu 1, trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Hướng dẫn giải:

- Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: ngọn gió se mang theo hương ổi, sương chùng chình qua ngõ

- Những sự biến đổi đó mang đến tâm trạng ngỡ ngàng bâng khuâng thể hiện qua các từ bỗng, hình như,..

Câu 2, trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Hướng dẫn giải:

- Sự biến chuyển trong không gian lúc sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế.

+ Bất chợt nghe mùi thơm của ổi đang vào độ chín phả vào ngọn gió nhẹ, khô và hơi lạnh.

+ Nơi đường thôn ngõ xóm, sương giăng mắc nhẹ nhàng chuyển động chầm chậm

+ Dòng sông thanh thản trôi êm dịu và những cánh chim bắt đầu vội vã như chuẩn bị cho chuyến thiên di tránh rét

+ Đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu thể hiện thật sinh động cảm giác giao mùa

+ Nắng vẩn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa.

- Sự tinh tế của tác giả thể hiện trong những từ ngừ đầy gợi cảm: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình.

Câu 3: Em cảm nhận như thế nào về hai câu thơ

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Hướng dẫn giải:

- Đọc hai câu thơ trên em thấy được cảm giác giao mùa đầy thú vị

- Dù đã sang thu nhưng đám mây vẫn mang một sự luyến tiếc mùa hạ → Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa đặc sắc thể hiện sự níu kéo thời gian

- Hình ảnh thơ vừa thực lại vừa hư: mây là thực, ranh giới mùa là ảo

- Lối diễn đạt mây vắt nửa mình sang thu thật độc đáo, hình như trong đám mây đó còn lại một chút nắng ấm mùa hè nên mới vắt nửa mình

Câu 4. Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Hướng dẫn giải:

- Ý nghĩa tả thực: lúc sang thu, đã bớt đi những tiếng sấm bất ngờ

- Ý nghĩa ẩn dụ:

+ Sấm là hình ảnh ấn dụ cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời

+ Hàng cây đứng tuổi cũng là hình ảnh ẩn dụ cho con người đã từng trải

→ khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời

Câu 5. Ngoài nội dung miêu tả sự chuyển mùa sang thu của đất trời, bài thơ còn có thể gợi ra suy nghĩ về sự chuyển đổi nào trong đời sống?

Hướng dẫn giải:

- Sự chuyển đổi mùa thu của đất trời còn gợi sự chuyển đổi của thời gian, quá khứ sôi nổi vui vẻ đã đi vào dĩ vãng chỉ còn lại ở hiện tại nỗi niềm nuối tiếc

- Cảnh vật muốn níu kéo thời gian hay đúng hơn là bản thân con người đang níu kéo thời gian vậy?

- Thời gian trôi nhanh, cuộc đời mỗi con người là một chứng minh nhìn mùa thu đi qua, bởi thế nuối tiếc mãi là cảm xúc của con người trước sự trôi chảy của thời gian nhát là trong khoảnh khắc vạn vật đang chuyển mình sang thu

Câu 6. Mùa thu là đề tài quên thuộc trong thơ từ xưa tới nay. Hãy kể tên một số bài thơ về mùa thu mà em đã đọc. Nhận xét về nét đặc sắc của bài Sang thu ở đề tài này

Hướng dẫn giải:

- Một số bài thơ về mùa thu: Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Cây bàng cuối thu (Nguyễn Bính). Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến),....

- Trước đây ta thấy mùa thu luôn gắn với cây ngô đồng, lá vàng rơi,... nhưng bài Sang thu lại lấy hương ổi, sương, mây, nắng, sông,.... làm tín hiệu, tạo nên một mùa thu rất riêng của miền Bắc nước ta.